III
GIÁO
HỘI VÀ ĐỨA TRẺ
Ở chương đầu, chúng ta đã vắn tắt đề cập đến vị trí của
Giáo hội trong việc giáo dục.
Những trang sau đây sẽ trình bày rõ quan điểm của Giáo hội
về trẻ em và nêu ra ít nhiều cương yếu về Mục vụ Tuổi thơ.
I.-
TRẺ EM TRONG GIÁO HỘI
+ ĐỌC
QUA PHÚC ÂM, CHÚNG TA NHẬN THẤY DỄ DÀNG THÁI ĐỘ CỦA CHÚA KITÔ LIÊN HỆ ĐẾN TRẺ
EM, TOÀN LÀ MỜI ĐÓN, YÊU THƯƠNG, ƯU ÁI NỮA.
Những đoạn văn không nhiều lắm, nhưng ý nghĩa. Chúng ta
chỉ nhắc lại ba đoạn mà thôi:
_ TRONG THÁNH LUCA (xvii,
15-17): “Người ta đem đến với Ngài cả những trẻ nhỏ để Ngài động đến chúng: thấy
thế, các môn đệ quở trách chúng. Nhưng Chúa Giê su gọi chúng lại, Ngài bảo : “Hãy
để các em nhỏ đến với tôi, đừng ngăn cản chúng. Thật ra, tôi bảo anh em : ai không
đón nhận Nước Thiên Chúa theo lối trẻ nhỏ, sẽ không vào nước đó”.
Rất dễ tưởng tượng một quang cảnh : trẻ em len vào giữa
những người lớn chen chúc chung quanh Chúa Giê su để đứng lên trước, và người lớn
đẩy chúng về phía sau. Ở thời chúng ta cũng dễ xảy ra như thế “tụi nhỏ, không
phải việc chúng mày”. Nhưng chính những em bé có vẻ quấy nhiễu, làm phiền mấy
người lớn, lại được Chúa Giê su đem ra làm gương : “Nước Thiên Chúa thuộc về những
ai giống như chúng…”.
_ TRONG THÁNH MATTHEÔ
(XVIII, 1-7): “Lúc đó, các môn đệ đến gần Chúa Giê su để hỏi Ngài :”Ai lớn nhất
trong Nước Trời”? Ngài gọi một em bé, để em đứng giữa họ và nói :”Quả thật, Thầy
bảo các anh, nếu các anh không trở lại thân phận trẻ em, các anh không thể vào
Nước Trời. Ai nên như em nhỏ này, sẽ lớn nhất trong Nước Trời. Ai đón tiếp một
em nhỏ như em này vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy. Nhưng nếu ai mắc lỗi làm gương
xấu cho một trong những em nhỏ này đang tin tưởng ở Thầy, thà nó thấy mình bị cột
cổ vào một thớt cối lừa đang quay dây và chìm xuống giữa biển còn hơn”.
Những lời cuối cùng này có vẻ nghiêm khắc gợi cho chúng
ta một ý niệm về sự tôn trọng sâu xa của Chúa Giê su đối với trẻ em.
_ TRONG THÁNH MATHEÔ (XXI,
15-16):
Trước … “những trẻ em đó đã
hô trong Đền thờ “Con vua David muôn năm”! các đại giáo trưởng và các luật sĩ tức
giận nói với Ngài :”Thầy có nghe tụi chúng nói gì không”? Chúa Giê su đáp: “Có.
Các ông chẳng bao giờ đọc đoạn văn này : Qua miệng những em nhỏ và trẻ còn bú,
Chúa đã dành riêng một lời ca tụng ư”?.
Các tư tế và luật sĩ nổi giận. Chúa Giê su tán thành.
Ngôn ngữ cử chỉ của Chúa Giê su đã ghi tạc trong Giáo hội
lòng ưu ái đối với trẻ em. Giáo hội biết khi tôn trọng chúng, tiếp đón chúng, là
người tiếp đón chính Chúa Giê su. Người cũng biết trẻ em đủ khả năng một cách kỳ
diệu làm vinh danh Thiên Chúa. Đến lượt người, người nhắc lại các lời Chúa. Mặc
dầu chúng còn non dại, không kinh nghiệm, người cũng dành chỗ trong lòng người
cho chúng.
+ THIÊN
CHÚA TIẾP ĐÓN TRẺ EM, LẤY CHÚNG LÀM GƯƠNG, COI CHÚNG CŨNG NHƯ NHỮNG NGƯỜI CÓ KHẢ
NĂNG ĐEM SỨ ĐIỆP ĐẾN CHO THẾ GIỚI, HOÁN CẢI MỘT TÂM TRẠNG, MỘT KHUYNH HƯỚNG, MỘT
LỐI NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG, NHƯ NHỮNG PHẦN TỬ HOẠT ĐỘNG TRONG XÃ HỘI, CỘNG ĐỒNG NHÂN
LOẠI.
_ Ở CHƯƠNG III TẬP NHẤT SÁCH
SAMUEL (1-21) : Chum một sứ điệp cho đại giáo trưởng Elia và cho toàn dân.
_ CHƯƠNG XIII SÁCH DANIEL, TỪ
CÂU 1 ĐẾN 64 cho biết Daniel được Chúa gọi để nói ra sự thật, sửa lại bản án
cho bà Suzanna bị hai lão già là những bậc lãnh đạo và thẩm phán của dân tố cáo
và bị quần chúng lên án tử hình.
_ TRONG PHÚC ÂM THÁNH GIOAN,
CHƯƠNG VI (1-15) : Chúa Ki tô cần dùng năm tấm bánh mạch và hai con cá của một
em bé để nuôi cả một đám đông năm ngàn người.
+ Ở MỌI THỜI, NHỮNG SÁNG KIẾN CỦA GIÁO HỘI DỰA TRÊN SỰ KIỆN
ĐỨA TRẺ LÀ MỘT NHÂN VẬT, DUY NHẤT, ĐỘC ĐÁO, ĐÃ NHẬN NƠI CHÚA ƠN GỌI BẢN THÂN VÀ
ĐƯỢC CHÚA BAN CHO QUYỀN TỰ DO, CÓ KHẢ NĂNG ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI ĐÓ VÀ TRỞ NÊN SẴN
SÀNG ĐỂ THÁNH LINH SỬ DỤNG.
Phép rửa tội là nguồn sống, năng lực, các trách nhiệm. Dầu
là trẻ em người chịu trở nên phần tử sống của Huyền thể, phần tử sống của Giáo
hội.
Các chân lý căn bản đó đã được cộng đồng Vatican II đặc
biệt nêu rõ. Không có tham vọng nghiên cứu vấn đề đầy đủ ở đây, chúng ta chỉ
ghi lại một vài cương yếu rút ra từ những lược đồ hay sắc lệnh của Công đồng.
A._
GIÁO HỘI, DÂN CỦA THIÊN CHÚA.
Câu định nghĩa đúng về Giáo hội, là một dân, dân của Thiên Chúa, một dân có thật, đang
sống, cần phải lớn lên mãi.
1)
MỘT DÂN CÓ THẬT TỪ GIAO ƯỚC CỦA CHÚA VỚI
ISRAEL, hình dung trước giao ước được thiết lập bằng máu Chúa Ki tô, giao ước kêu
gọi quần chúng nhân loại hợp lại làm một, và trở nên dân mới của Thiên Chúa …
Hết
thảy mọi người, ở mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi tuổi tác, thuộc mọi giai cấp đều có thể là những thành phần của
dân đó không có gì phân biệt. Không một ai bị coi như xa lạ hay bị tẩy chay.
2)
MỘT DÂN SỐNG, SỐNG BỞI SỰ SỐNG CHÍNH VỊ THỦ LĨNH
LÀ CHÚA KI TÔ ban cho, mỗi phần tử trong dân tham dự vào chính những chức vụ của
Chúa Ki tô. Điểm này là điểm tối hệ trọng cho cả các em nửa :
_ Chức vụ ca tụng Thiên Chúa : Đức Ki tô đã
làm tròn chức vụ này, toàn dân cũng phải thi hành : người này dâng của lễ nhân
danh những người khác, cho những người khác : những người khác đem đến kinh
nguyện, những hoạt động, đau khổ, nhọc mệt của mình, của anh em mình, nói tắt một
lời, đem lại trong sự tiếp xúc với Chúa tất cả thế giới. Điều mà Công đồng, đối
với các phần tử dân Chúa, gọi là “chức vụ
tư tế”;
_ Chức vụ giáo huấn : Đức Ki tô chu toàn,
cả dân Chúa đều phải làm tròn : mỗi ngày tùy những đặc ân và theo nghĩa vụ nhận
được, và mọi người bằng chứng tích và hành động, để trong cuộc sống hằng ngày sức
mạnh Phúc âm sáng tỏ. Chức vụ đó Công đồng gọi là “chức vụ tiên tri”;
_ Chức vụ tập hợp : Đức Ki tô đã làm, toàn
dân phải thi hành. Mỗi người phải tập hợp những kẻ khác, do đấy, làm cho chân lý
soi sáng cả cuộc sống trần thế, làm cho công lý, bác ái và hòa bình giúp tập hợp
mọi người, Công đồng gọi đấy là “chức vụ
hoàng tộc” của dân Chúa. Cuộc sống của dân, của từng phần tử trong dân là ở
chỗ ấy, chúng ta cũng nên nhắc lại là dẫu ở tuổi nào, địa vị nào, nước nào đi nữa.
3)
MỘT DÂN ĐANG LỚN, PHẢI LỚN LÊN CHO ĐẾN TẬN THẾ,
vì dân ấy trong tay Đức Ki tô là khí cụ của việc cứu chuộc cả thế gian và như
muối của trái đất. Ra đi với tất cả những gì cao đẹp trong tâm hồn và nghĩ tưởng
đến muôn người, ra đi với tất cả những gì cao đẹp trong những nghi thức riêng của
họ, trong nền văn minh của họ, không được đánh mất cái gì mà phải nuôi dưỡng tất
cả, hoàn thành tất cả, cho sáng danh Chúa và hạnh phúc nhân loại.
Bản
chất dân Chúa là truyền giáo. Các phần tử phải ý thức điều đó – tùy theo tuổi tác,
khả năng, chắc chắn thế - nhưng tất cả đều
phải ý thức những giá trị nhân bản cần được khám phá, nuôi dưỡng và thánh hóa.
Như
thế chúng ta phải ý thức một Giáo hội không do thế gian, bởi vì Giáo hội phát
sinh do kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa và luôn luôn được Chúa điều khiển thánh
hóa … nhưng một Giáo hội thật sự ở giữa thế gian, được cấu tạo bởi toàn dân Chúa,
luôn luôn cố gắng bành trướng, để ghi nhận thế kỷ chúng ta cũng như các thế kỷ
khác vào lịch sự cứu độ.
Chính Giáo hội ấy - chứ không phải một
Giáo hội khác – Giáo hội ấy đã được lập cư trên trái đất, Giáo hội ấy muốn xây
dựng Nước Chúa, chúng ta cần phải giúp trẻ em khám phá. Chính cái vai trò hoạt
động của các phần tử dân Chúa, chúng ta cần phải chuẩn bị cho chúng đóng, chính
cái vai trò ấy, cần phải giúp chúng sống để rồi đem Phúc âm vào nếp sống hằng
ngày.
B._
GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO.
1) GIÁO HỘI CẢM THẤY CẦN
THANH MINH VÀ NÓI TẠI SAO GIÁO HỘI LO VIỆC GIÁO DỤC.
Giáo hội thanh minh vì người
cảm thấy rất rõ có một số cá nhân, phe phái chính trị và cả một số chính phủ,
phản kháng người về đặc quyền đó. Giáo hội nói rằng, lo việc giáo dục, Giáo hội
vốn đã làm, đang làm và sẽ còn làm, vì nó nằm trong nhiệm vụ của người.
a) Trong nhiệm vụ của người, vì người lưu
tâm đến tất cả cuộc sống con người.
Đối
với Giáo hội những cái đụng chạm đến con người đều pha lẫn vào ơn gọi siêu nhiên
của con người nên không có gì xa lạ. Giáo dục muốn đề cao giá trị những con người,
đưa nó đến tuổi thành nhân để đảm bảo tương lai cho nó trong toàn thể xã hội. Tất
cả những cái đó phải được thực hiện trong sự trung thành với lề luật Chúa và
trong quan niệm Ki tô giáo về con người, về cuộc sống và về vũ trụ. Do đấy, tất
cả những gì là giáo dục đều được Giáo hội quan tâm.
a) Có lẽ ngày nay Giáo hội càng quan tâm
nhiều hơn, vì đặc quyền dạy dỗ giáo dục càng ngày được khắp hoàn cầu
chấp nhận và càng ngày càng là một thực tế. Việc dạy dỗ giáo dục càng trở nên
thực tế thì Giáo hội càng mừng, nhưng càng muốn soi sáng những tìm tòi và những
thực hiện.
b) Trường học thêm nhiều, nhưng phương pháp
sư phạm của các trường, các phong trào thiếu nhi biến đổi, việc truyền thông xã
hội tiến bộ, những cuộc giải trí phát triển v.v.. và tất
cả đều thúc đẩy đến học vấn. Đấy là điều hay, nhưng nền học đó không thể đứng
biệt lập với đức tin, mà phải được đức tin soi sáng. Giáo hội cần phải can thiệp
để không một cái gì trong văn hóa đi ngược với đức tin. Giáo hội cần phải can
thiệp để tìm tòi những phương tiện ngõ hầu khi văn minh tiến bộ, đức tin càng
thêm vững mạnh và soi sáng văn minh đó. Giáo hội biết rõ xuyên qua sự phát triển
các phương pháp học đường, các phương pháp văn hóa, các phương pháp giải trí,
những triết thuyết, những quan niệm về con người, về cuộc sống và về xã hội càng
tiến bước hơn. Giáo hội ước mong các ki tô hữu được tôn trọng và một nền triết
học có khả năng cảm hướng hết thảy các phương pháp đó.
2) GIÁO HỘI NHẮC LẠI HAI KHÍA
CẠNH KHÔNG THỂ TÁCH RỜI CỦA NỀN GIÁO DỤC KITÔ GIÁO.
a) Khía cạnh người, với
sự phát triển hòa điệu các tài năng thể lý, trí tuệ, luân lý… với sự chinh phục
tự do đích thực… sự cần thiết giáo dục phái tính… với sự khẩn thiết huấn luyện
lương tâm v.v…
b) Khía cạnh siêu nhiên của giáo dục, với
sự dẫn dắt trẻ em vào mầu nhiệm cứu độ và trong hai cực của mầu nhiệm đó : cực
bản thân, để đặc ân đức tin luôn luôn ý thức thêm và cực tập thể, sự khám phá
cuộc sống bác ái với những người khác, cuộc sống bác ái phải đi tới tông đồ.
Giáo
hội nói rõ với chúng ta trong bản tuyên ngôn đó rằng hai cực người và siêu nhiên
của giáo dục nó quan yếu, cần thiết và không thể tách rời nhau.
3)
GIÁO HỘI SẮP XẾP NHỮNG PHƯƠNG TIỆN ĐỂ GIÚP CÁC
CHA MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM GIÁO DỤC.
a) Trước hết huấn luyện giáo lý;
b) Rồi các phương tiện giáo dục, các
Nghị Phu cho biết, nhất là các phương tiện truyền thông xã hội (đối với trẻ em,
báo chí trẻ con phải chiếm chỗ ưu tiên), các tổ chức làm nảy nở thể xác và tinh
thần… các phong trào thanh thiếu niên và các trường học. (Một số người có lẽ sẽ
ngạc nhiên vì thấy trường học cũng được xếp vào, nhưng phần sau của bản tuyên
ngôn (về giáo dục kitô giáo) lưu ý đến các trường).
Như thế, chúng ta cảm thấy -
dầu không nói rõ, nhưng theo văn mạch có thể rút ra – các tổ chức ấy cần phải
có sự hợp tác với nhau hầu đem lại lợi ích cho đứa trẻ.
C.-
GIÁO HỘI TRONG THẾ GIỚI.
Bản tuyên ngôn đó là một trong những trọng tâm của Công đồng,
tỏ rõ ý Giáo hội muốn thích ứng và đi đến thế giới.
Giáo hội muốn thích ứng với mọi người bởi vì tất cả là
con cái Giáo hội, ít ra trong hy vọng… Giáo hội muốn nói với thế giới từ những
vấn đề được đặt ra để người lấy ánh sáng Phúc âm soi cho… Khi nói với mọi người
và thế giới như thế, người chỉ nhầm một mục tiêu : tiếp tục công trình của Chúa
Ki tô, Đấng đã đến để phục vụ và cứu vớt.
1)
TRƯỚC HẾT GIÁO HỘI NHẬN THẤY THẾ GIỚI SỐNG MỘT
THỜI ĐẠI MỚI CỦA LỊCH SỬ.
Những
thay đổi sâu xa và mau chóng lan tràn khắp nơi, do hoạt động sáng tạo của con
người, hoạt động sáng tạo đó là phản ảnh hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa, đánh
dấu lối nghĩ và làm của con người, khiến con người càng thêm do dự lo âu. Thế
giới đầy của cải và khả năng, trong khi đó một phần khá đông nhân loại bị đói
khổ và mù chữ hoành hành… Thế giới khám phá sự duy nhất nhờ những cách truyền đạt
phát triển, nhưng lại tạo ra những nguy hiểm mới, những đối nghịch mới… Những
thay đổi lớn trong trật tự xã hội với những biến chuyển, tạp chủng, sự xã hội hóa…
Những thay đổi tâm lý, nhất là giới trẻ, họ ý thức những trách nhiệm của họ mai
ngày và muốn đương đầu… Giữa tất cả những biến thiên ấy, tôn giáo ra như cổ hủ
nhiều và lạc hậu, dễ bị thay thế bởi khoa học hay một thuyết nhân bản mới … Nói
tóm lại, Giáo hội nhìn những mối căng thẳng, những lệch lạc ấy cũng như Giáo hội
cảm thấy những khát vọng sâu xa của nhân loại, những câu hỏi được đem tới mỗi
ngày và Giáo hội muốn giúp giải đáp.
2)
ĐỨNG TRƯỚC SỰ CHỜ MONG ẤY CỦA THẾ GIỚI – CÔNG
ĐỒNG NÓI ĐẾN MỐI ƯU TƯ CỦA THẾ GIỚI – GIÁO HỘI NHẮC LẠI THIÊN CHỨC, PHẨM GIÁ VÀ
SỰ CAO CẢ CỦA CON NGƯỜI CẦN PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG VÌ ĐẤY LÀ ĐIỀU CHỦ YẾU… Giáo hội
nhắc lại rằng con người bị tội lỗi phân hóa nơi bản thân, cần phải sống một cuộc
sống chiến đấu không ngừng giữa thiện và ác. Giáo hội nhắc lại rằng những điều đó
đích thật không riêng cho những ai tin Chúa Ki tô mà cho mọi người. Thiên chức đó
tác động trong những cộng đồng nhân loại và để tôn trọng nó, cần phải đề cao công
ích, tôn trọng các kẻ khác, kể cả thù địch, thiết lập sự bình đẳng giữa người với
người và công bằng xã hội, mọi điều Chúa Ki tô đã giảng dạy trong Phúc âm.
3)
SAU KHI NHẮC LẠI SỰ CHỜ MONG CỦA THẾ GIỚI, CÁI
THIÊN CHỨC ĐÓ CỦA CON NGƯỜI CẦN PHẢI TUYỆT ĐỐI GIỮ GÌN, GIÁO HỘI XÁC ĐỊNH THÁI
ĐỘ CỦA MÌNH VÀ CỦA CÁC KI TÔ HỮU TRƯỚC MẶT THẾ GIỚI.
_ Giáo hội giãi bày cho ai muốn biết ý nghĩa
cuộc sống, cùng đích, giải thích phẩm giá của họ và nhất là sự đảm bảo Phúc
âm đem lại cho mọi người trong sự hăng say của thời đại chúng ta và những xáo
trộn làm họ ưu tư. Giáo hội hiện lên như một lời giải thích và như một đảm bảo
cho mỗi người.
_ Giáo hội trình bày tiếp cho xã hội, loài người
sự phấn chấn tinh thần của mỗi đồng tâm tự tìm hiểu nhau, của việc xã hội hóa
lành mạnh, sự liên đời kinh tế và công dân. Giáo hội nhắc lại rằng sự phấn chấn
không có trong những phương tiện hoàn toàn nhân loại, nhưng trong đức tin và đức
ái sống thật sự.
_ Giáo hội trình bày những cái đó cho mọi người,
mọi xã hội loài người nhưng qua các phần tử, qua các Ki tô hữu mà người đời
phải làm tròn với nhiệt thành và trung tín các nhiệm vụ trần thế mà không tạo
ra sự đối nghịch giữa những nhiệm vụ ấy và cuộc sống tôn giáo, nhưng trong một
tổng hợp kết quả giữa cả hai … Giáo hội đòi họ đừng có lưu tâm đến việc cổ võ thế giới sống đạo, mà hãy là những chứng
nhân của Đức Ki tô ở khắp nơi… Giáo hội đòi các ki tô hữu thực hiện những cái đó
với ánh sáng và sức mạnh thiêng liêng mà các giám mục, linh mục phải đem lại
cho họ để họ lĩnh lấy những trách nhiệm của mình. Như thế mọi lĩnh vực : gia đình
và các vấn đề của nó, đà tiến của văn minh, đời sống kinh tế và xã hội, đời sống
của cộng đồng chính trị, việc bảo vệ hòa bình sẽ được xoay hướng theo Phúc âm và,
cuối cùng, Nước Chúa và sự cứu độ loài người được đảm bảo.
Chính
trong đường hướng vào đời đó mà chúng ta phải huấn luyện trẻ em để trong những
thực tại của thế giới trẻ con, chúng đã hoạt động bằng chứng tích và hành động
của mình rồi, để mai ngày chúng có thể đảm bảo sự có mặt của Giáo hội giữa đời
trong cuộc sống trưởng thành của chúng sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét