Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

HÙNG TÂM DŨNG CHÍ LÀ GÌ ? LÀM THẾ NÀO? (tiếp)


CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN ĐOÀN SINH

LỜI  MỞ ĐẦU

Chương trình này cố gắng đúc kết những chương trình đã có trước, dựa trên những kinh nghiệm thực hành trong những năm qua. Chương trình này đã được soạn thảo và sửa đổi nhằm đạt ích lợi thiết thực cho trẻ em, chứ không nhằm một sự phân phối quy mô, chỉ đẹp mắt người lớn nhưng lại quá ảo tưởng.
Vì thế, chương trình này đề nghị cho các em những điều giản dị, dễ hiểu đối với chúng, tránh thêm thắt những điều quá sức lãnh hội của các em.
Chương trình soạn thảo theo từng lứa tuổi nhưng phải hiểu là mỗi lứa tuổi thường gồm ba năm, nên chúng ta có thể phân phối chương trình rải rác cho ba năm đó, và các em chỉ cần qua hết chương trình trước năm cuối cùng.
Một điểm quan trọng cần lưu ý thêm là chương trình này cần thiết, nhưng nó chưa phải là phần chính yếu. Nguyện vọng chính yếu của Phong trào là làm sao cho các em thực sự sống thiên chức làm con cái Chúa, mà không nhất định phải đòi hỏi một mớ kiến thức nào.
Trước mỗi khía cạnh của chương trình huấn luyện sẽ có một nguyên tắc chỉ dẫn cho việc thực hành về khía cạnh đó.
Hữu trách là người có nhiệm vụ hướng dẫn đoàn sinh, vì vậy phải thấu đáo tường tận chương trình này.

CHƯƠNG TRÌNH

I.              PHONG TRÀO.

Nguyên tắc:
Một cái nhìn tổng quát về phong trào (lý thuyết, lịch sử,.. chi tiết) chỉ là phần của các Hữu Trách, chứ không phải của đoàn sinh.  Vì thế đối với các em, ta chỉ cần dạy cho chúng biết những việc chúng đang làm trong cơ, đội có ý nghĩa gì mà thôi. Những điều này phải cắt nghĩa dần dần cho các em mỗi khi sinh hoạt chứ không dạy cho các em theo kiểu những bài học.

A.   KIM HOAN (9 – 11t)

Ta là đoàn con Thiên Chúa.

-       Biết tên vị sáng lập, năm, nơi sáng lập Phong trào.
-       Cắt nghĩa châm ngôn Phong trào, khẩu hiệu cơ, màu khăn quàng của cơ.
-       Cắt nghĩa Thánh giá màu dương và nghi thức.
-       Biết thế nào là một Hùng Tâm Dũng Chí.
-       Thuộc đoàn ca, ca tâm niệm, vài bài hát của Phong trào, thuộc Kinh Hùng Dũng.
-       Biết cách chào.

B.   NHIỆT QUANG (11 – 13t)

Tướng ta là Chúa Kitô.

-       Ba ý lực của Phong trào.
-       Cắt nghĩa châm ngôn, ba điều tâm niệm, khẩu hiệu của đoàn và cơ, màu khăn quàng của cơ.
-       Cắt nghĩa luật bác ái và 12 nguyên tắc.
-       Sơ lược lịch sử Phong trào HTDC Quốc tế và Việt Nam.
-       Hệ thống tổ chức Đoàn, Hạt Đoàn.
-       Cắt nghĩa Thánh giá màu lục và nghi thức.
-       Biết huy hiệu Phong trào.

C.   CHIẾN CHINH (13 – 16t).

Dựng xây đại đồng Công giáo, thiết tha đời sống Tông đồ.

-       Mục đích Phong trào.
-       Lịch sử Phong trào HTDC Quốc tế và Việt Nam.
-       Hướng dẫn tổ chức Phong trào HTDC Quốc tế, Tổng Liên đoàn, Liên đoàn, Đoàn.
-       Cắt nghĩa châm ngôn, ba điều tâm niệm, khẩu hiệu đoàn, cơ, cách hô khẩu hiệu, màu khăn quàng của cơ.
-       Cắt nghĩa Thánh giá đỏ và nghi thức.
-       Thuộc các bài ca và kinh Phong trào.

II.            TÔNG ĐỒ THIẾU NHI:
Nguyên tắc:
            Điều cần thiết là ta phải giúp các em biết làm Tông đồ thực sự (ở gia đình, lớp học, đường phố, khu xóm) và hiểu lý do mình làm, chứ không phải dạy các em những kiến thức về Tông đồ thiếu nhi (xem Tân Thủ bản trang 84 về Thăng tiến Bản thân). Ta phải dạy cho chúng biết hoạt động tông đồ thiếu nhi bằng sống chiến dịch thường niên.

  1. KIM HOAN.
Vì Chúa muốn mọi người được cứu rỗi, nên em làm việc tông đồ bằng cách sống và lôi cuốn người khác sống vui tươi, bác ái.

  1. NHIỆT QUANG:
-       Biết tổng quát hiện tình Công giáo thế giới, Việt Nam, Giáo phận, Giáo xứ.
-       Làm tông đồ bằng sống can đảm, hăng hái.

  1. CHIẾN CHINH:
-       Thái độ phải có đối với các bạn và các tôn giáo ngoài Công giáo.
-       Thực hiện sứ vụ Tông đồ là thực hiện sứ vụ của Giáo hội.
-       Thực hành: sống Đức Tin, Đức Ái giữa môi trường của các em.

III.           ĐỨC TÍNH LÀM NGƯỜI:
Nguyên tắc
Ta giúp các em những đức tính trong 12 nguyên tắc HTDC, trong đó mỗi lứa tuổi sẽ nhấn mạnh về một số đức tính thích hợp hơn với lứa tuổi của mình.

A.   KIM HOAN:
Lễ phép, vâng lời, thật thà, thương người, vui vẻ, sạch sẽ.

B.   NHIỆT QUANG:
Bác ái, giúp đỡ, hy sinh, lịch sự, ăn nói thanh tao, hiền dịu, hăng say, làm việc, cẩn thận.

C.   CHIẾN CHINH:
Can đảm, quảng đại, trong sạch, nết na, phục vụ, chu toàn bổn phận, trọng thời giờ, ái quốc, khiêm tốn, biết ơn, hiếu thảo.

IV.          GIÁO LÝ:
Nguyên tắc:
1-    Ban Hữu trách mỗi đoàn phải liệu cách cộng tác với Giáo xứ để các em trong đoàn có thể học giáo lý cách đầy đủ, nghĩa là:
a.    Nếu trong Giáo xứ đã có sẵn những lớp Giáo lý cho các em thì Ban Hữu trách phải kiểm soát xem các đoàn sinh có tham dự nghiêm chỉnh không.
b.    Nếu trong Giáo xứ không có sẵn những lớp Giáo lý thì Ban Hữu trách đoàn phải liệu cách cộng tác với Giáo xứ để tổ chức những lớp Giáo lý. Các buổi sinh hoạt phải thấm nhuần tinh thần Giáo lý, nhưng những lớp Giáo lý chính thức phải độc lập với giờ sinh hoạt (cũng có thể trước hay sau giờ sinh hoạt, hay vào một ngày nào khác trong tuần).
2-    Lý do của điều vừa mới nêu lên:
-       Việc dạy Giáo lý đúng phương pháp phải có các Giáo lý viên đủ khả năng đảm trách chứ không phải ai cũng dạy được.
-       Các lớp Giáo lý phải dễ dàng cho cả các em ngoài đoàn đến học. Trong mỗi cơ có nhiều trình độ Giáo lý khác nhau, ta không thể dùng buổi họp để dạy Giáo lý.
-       Vừa họp, vừa dạy Giáo lý thì có lẽ cả hai việc đều dở dang và sẽ không đi đến đâu.
-       Chương trình Giáo lý ghi ở đây phải hiểu là khi muốn được thăng tiến bản thân theo Thánh giá cơ thì về phần Giáo lý các đoàn sinh phải có đủ trình độ theo lứa tuổi.

   A. KIM HOAN:
+ Học ôn của cơ Ong Phượng.
+ Sơ lược lịch sử cứu rỗi: Chúa sáng tạo vũ trụ - Nguyên tổ phạm tội - Hậu quả tội Tổ tông – Chúa hứa ban ơn cứu chuộc – Con Thiên Chúa làm người - Đức Trinh nữ Maria – Chúa Giê su chết để cứu chuộc – Chúa Giê su sống lại và lên rời – Chúa Thánh Thần hiện xuống – Chúa Thánh Thần với Giáo hội – Chúa Thánh Thần với mỗi người chúng ta – Thiên Chúa Ba Ngôi – Chúa trở lại trần thế - Bí tích tổng quát – Sơ lược các Bí tích khai tâm : Rửa tội, Giải tội, Thánh Thể, Thêm Sức.
+ Đời sống Đức Tin – Thiên Chúa Ba Ngôi - Tội – Ngôi Hai Thiên Chúa – Chúa Thành Thần - Chết – Phán xét riêng – Thiên đàng - Hỏa ngục - Luyện ngục - Tận thế - Phán xét chung.
+ Thuộc kinh chiều hôm, ban sáng và chuổi Môi Khôi.

      B. NHIỆT QUANG:
-       Luật sống Công giáo: Trật tự Chúa an bài trong vũ trụ; Lương tâm; Mười điều luật; Sáu điều răn Hội Thánh (sơ lược).
-       Ơn Chúa và Bí tích, năm phụng vụ, ba mầu nhiệm căn bản của Phụng vụ: Nhập thể, Phục sinh, Hiện xuống.
-       Kinh ngày Chúa nhật, biết một số thánh ca thông thường, biết giúp các nghi lễ phụng vụ.

C. CHIẾN CHINH:
-       Biết quảng diễn kinh Tin Kính.
-       Biết quảng diễn Mười điều răn Đức Chúa Trời, Sáu điều răn Hội Thánh, Tám mối phúc thật.
-       Kinh Thánh nhập môn : Nguồn gốc, tác giả, sổ bộ, lược qua các sách Cựu và Tân ước, Phúc âm, Thánh Thư, Tông đồ Công vụ.
-       Sự cần thiết phải đọc Thánh Kinh, thái độ phải có khi đọc, cách đọc.

 D.ONG PHƯỢNG:
Về xưng tội, rước lễ lần đầu, giáo lý khai tâm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét