Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

HOẠT ĐỘNG TÔNG ĐỒ THIẾU NHI (10)



PHỤ LỤC I

PHONG TRÀO VỚI TRẺ EM NGOÀI CÔNG GIÁO , NGOÀI KI TÔ GIÁO

Ngay từ buổi đầu, Phong trào bao giờ cũng quan tâm đến đại đa số trẻ em bao nhiêu có thể . Phong trào càng bành trướng khắp nơi trên thế giới thì vấn đề tham gia của trẻ em ngoài công giáo và ngoài ki tô giáo càng được đặt ra quyết liệt hơn .
Nhiều kinh nghiệm đã thực hiện hầu khắp nơi với sự đồng ý của hàng giáo phẩm liên hệ . Những kinh nghiệm đã được nghiên cứu trên bình diện quốc tế . Rồi một ít nguyên tắc có thể dùng làm căn bản suy nghĩ và hành động đã được xác định từ những kinh nghiệm đó .Những nguyên tắc ấy muốn làm những cái tiêu cắm đường để những cuộc tìm kiếm được dễ dàng và để tránh những sai lầm . Những nguyên tắc ấy đã được thông qua trong cuộc Họp mặt Quốc tế của Phong trào năm 1966 , sau khi đã đem đối chiếu với những tư tưởng của Công đồng trong lĩnh vực này . Tuy nhiên, nó vẫn còn là một căn bản để tìm tòi, có thể minh xác và sửa đổi .
Đây là một vấn đề rất quan trọng không thể khinh xuất khi tìm những giải đáp . Cần khôn ngoan, nhưng không có nghĩa là không được táo bạo , miễn là có suy nghĩ chín chắn và bàn hỏi .
Ở đây, chúng ta chỉ muốn đưa ra một vài yếu tố để suy tư căn cứ vào :
-       những văn kiện của Công đồng
-       những nguyên tắc đã được Phong trào công nhận, kêu gọi những ai đang bận tâm về những vấn đề này, hãy liên lạc với Phong trào  (i) để đào sâu tùy theo những thực tại địa phương , có ảnh hưởng rất mạnh đến những giải đáp phải tìm tòi .

(i)            với Nhóm Hữu trách toàn quốc ở mỗi nước , nếu chưa có thì liên lạc với Văn phòng Tổng Thư Ký tại Ba lê

I.- CÔNG ĐỒNG
Chúng ta hãy dừng lại ở hai điểm đặc biệt hơn cả : 

1)    HIỆP NHẤT
Đây là một vài tư tưởng rút tỉa  từ những tuyên ngôn về  “ hiệp nhất “ , về những người “ ngoài ki tô giáo “ và những người “ Do thái “ .

a)    NHỮNG TÔN GIÁO KI TÔ GIÁO :
1-    Phong trào hiệp nhất muốn tái lập sự “ thống nhất “ các ki tô hữu .Nguyện vọng này căn cứ vào sự kiện Chúa Cứu Thế đã xây dựng  và Ngài chỉ muốn có một Giáo hội . Rất dễ nêu rõ ý muốn hiệp nhất đó trong những lời Đức Ki tô .

2-    Phong trào hiệp nhất phải đưa chúng ta tới chỗ tìm lại những yếu tố chung hiện hữu , nghĩa là :
  • Lời Chúa được viết ra ,
  • đời sống ân sủng ,
  • đức Tin, Cậy , Mến ,
  • những việc thánh ban ân sủng  .
Khởi sự từ điểm đó, phong trào hiệp nhất đòi ai nấy cố gắng trong Giáo hội của mình : cố gắng sống trung thực hơn với Phúc âm , với sự cải tại tâm hồn và bác ái đi kèm theo, và như thế , đến gần những người khác muốn làm cũng một việc đó ….. còn phải cố gắng tiếp xúc , đối thoại để hiểu nhau, quí trọng nhau, cùng nhau cầu nguyện, cảm thấy nhau là anh em .

3-    Công đồng nhắc cho chúng ta biết rằng phong trào hiệp nhất phải làm cho mọi người chú  ý : các chuyên viên đã đành , để giải thích giáo lý …… mà còn hết thẩy mọi người với một thái độ xích lại gần thẳng thắn . Sự chia rẽ đó đối với mỗi người chúng ta là một di sản lịch sử , như Cha Congar đã giải thích,  “ tất cả như hồi thế kỷ  XIX , xã hội Pháp đã từng biết sự bóc lột thật sự và sự đàn áp giới thợ thuyền, cũng như nó đã đẻ ra chế độ thuộc địa và những lạm dụng của nó “ . Đấy là những di sản mà mọi người chúng ta phải gánh vác , như hcu1ng ta cần phải sửa chữa cái tình trạng đó,  cái cơn bệnh đó mà Giáo hội đang phải chịu đựng .

4-    Phong trào hiệp nhất trước hết đòi chúng ta thực hiện sự  “ hiệp thông “ trí và lòng với những Giáo hội Đông phương  . Gia sản chung lớn lao và các Giáo hội đó có những phong phú có thể làm giàu cho chúng ta . Sự hiệp tho6ngco1 thể thực hiện ở giai đoạn tra cứu giữa các chuyên viên đã đành, và nó đã hoàn thành, nhưng còn ở giai đoạn sống với những anh em Đông phương, thiết lập một sự hợp tác anh em cùng với họ, trong mọi lĩnh vực nữa .

5-    Phong trào hiệp nhất còn đòi chúng ta đối thoại với các Giáo hội bắt nguồn từ cuộc cải cách Tây phương nữa , bắt đầu từ những điểm đồng như : niềm tin vào Đức Ki tô , Kinh thánh, đời sống bí tích , đời sống trong Đức Ki tô . Công đồng đòi chúng ta, không nhẹ dạ , không sốt sắng vô ý, bước theo hướng đó và giúp trẻ em ân cần với cuộc đối thoại đó .

b)    CÁC TÔN GIÁO NGOÀI KI TÔ GIÁO VÀ DO THÁI GIÁO :
Mọi người đều do một nguồn gốc là chính Thiên Chúa ….. và đều có một cứu cánh sau hết là chính Thiên Chúa . Họ chờ đợi trong những tôn giáo khác nhau những giải đáp các vấn đề quan trọng như : Con người là ai ? Cuộc sống có nghĩa lý gì ? Thiện ác là gì ? Đau khổ là gì ? Hạnh phúc thật là gì ? Sự chết là gì ? và chúng ta phải tôn trọng cái phong phú đó .
-       Trong Ấn độ giáo , ai nấy tìm hiểu mầu nhiệm thần linh . Họ tìm giải thoát những nỗi thống khổ của thân phận con người trong đời sống khổ tu , trong sự trầm tư mặc tưởng, trong sự náu ẩn nơi Chúa với tình y36u và tín nhiệm .
-       Trong Phật giáo , cõi đời này được coi là không đủ ( là vòng luân hồi chịu những cảnh khổ ….) . Cần phải tìm kiếm con đường khả dĩ đi tới chỗ giải thoát hoàn toàn hay đại giác .
Đứng trước hai tôn giáo này, Giáo hội kính trọng những gì chân chính và thánh thiện trong những phương thức hành động, làm và sống, nhưng Giáo hội có bổn phận rao giảng Đức Ki tô là Đường, sự Thật , sự Sống ….. Người buộc con cái phải nhìn nhận và giữ gìn những giá trị thiêng liêng, luân lý và văn hóa những tôn giáo đó, nhưng người khuyên họ làm chứng sự thật bằng đối thoại và hợp tác .
-       Giáo hội nhìn những người Hồi Giáo bằng cặp mắt kính trọng. Họ thờ kính Thiên Chúa, Độc nhất, Chủ tể, Toàn năng. Họ cố gắng tuân phục các huấn giới của Thiên Chúa, như Abraham đã làm. Họ suy tôn Chúa Giêsu như một vị tiên tri, họ kính trọng Đức Maria, họ chờ đợi ngày Phán xét Thiên Chúa sẽ công thưởng; họ thờ phụng Thiên Chúa và quý trọng đời sống luân lý.
Giáo hội thúc đẩy đến chỗ hiểu nhau và người đòi chúng ta cùng nhau đề cao những giá trị luân lý, công bằng xã hội, tự do và hòa bình.
-       Với những người Do Thái, họ cũng có một gia sản thiêng liêng chung to lớn. Giáo hội khuyến khích nhìn nhận và quý trọng, nhờ nghiên cứu Thánh Kinh và thần học, cũng như khuyến khích đối thoại.
Tất cả những hướng đi đó Công đồng đã vạch ra về vấn đề các tôn giáo ngoài ki tô giáo, có thể tóm tắt như sau: tình huynh đệ đại đồng, chúng ta phải có, bác bỏ mọi thứ kỳ thị. Công đồng cũng đặc biệt soi sáng thái độ của chúng ta và thái độ của trẻ em.

2)    TỰ DO TÔN GIÁO

1-    CÔNG ĐỒNG NHẮC BẢO CHÚNG TA, CON NGƯỜI CÓ QUYỀN TỰ DO HÀNH ĐẠO CỦA MÌNH, theo lương tâm của mình, với sự tìm kiếm chân lý, và bổn phận nắm giữ chân lý đó… Chúng ta chỉ nói sơ qua, quyền đó bác bỏ chủ nghĩa trung lập hay tục hóa với tư cách như là một thứ tôn giáo…
Sự tìm kiếm đó, thực hành đó, phải được thực hiện mà không bị áp lực công hay tư nào chi phối. Không ai có quyền ép một người hành động trái với lương tâm của họ.
Sự thực hành đó phải được thực hiện bằng những việc bên ngoài của cá nhân hay cộng đồng, biểu lộ các tư tưởng bên trong và sự lựa chọn của cá nhân theo lương tâm của họ.
Đấy là giáo lý ngàn đời của Giáo hội, bởi vì niềm tin là một hành vi tự ý.

2-    ĐỐI VỚI CON NGƯỜI QUYỀN TỰ DO HÀNH ĐẠO ĐÓ TRỞ THÀNH MỘT QUYỀN CÔNG DÂN. Công đồng đã tuyên bố như thế. Chống đối tôn giáo là đi ngược với quyền tự do đó, nghĩa là làm nhục cho con người, là đạp đỗ trật tự chính Thiên Chúa đã thiết lập.
Bởi thế, mọi chính quyền không được chống đối mà phải ban hành những luật lệ công bằng và dùng những phương tiện thích đáng để bảo vệ quyền tự do đó.
Nếu một chính quyền công nhận một cộng đồng tôn giáo nào, thì phải tôn trọng sự tự do của các cộng đồng khác.

3-    DO ĐẤY, QUYỀN TỰ DO TÔN GIÁO PHẢI ĐỂ CHO CÁC NHÓM TÔN GIÁO:
a)    Sống đời sống tôn giáo của họ và nâng đỡ nó bằng giáo huấn và những định chế;
b)    Tổ chức nội bộ, có những thừa tác viên, những cọng đồng, những cơ sở, được liên lạc với những cọng đồng ở các nơi khác trên thế giới;
c)    Giảng huấn, tự giới thiệu cho mọi người biết đến, chẳng vậy, không còn là tự do, không còn là tích cực tìm kiếm chân lý nữa. Nhưng không được dùng uy cực, khuyến dụ bất chính, nhất là đối với những kẻ nghèo hèn;
d)    Quyền tự do tôn giáo phải để cho các nhóm tôn giáo làm cho giáo thuyết của họ có hiệu lực trong xã hội, bằng hành động, hội họp, tổ chức những liên hiệp giáo dục, xã hội và từ thiện.
Trong những cuộc bàn cãi, trước khi bản văn Công đồng được ban hành - việc này các văn kiện Công đồng không nhắc tới, nhưng chúng ta có quyền cảm hứng theo – các Nghị Phụ phân biệt giữa dụ dỗ và hoạt động tông đồ, sự phân biệt làm sáng tỏ quyền sống, tổ chức, truyền bá và hành động.
Làm theo kiểu dụ dỗ, là tìm cách, theo lời các Nghị Phụ, đắc thắng của một nhóm: thái độ này đáng lên án, vì nó trái với quyền lợi của người khác.
Còn làm theo hoạt động tông đồ, và bằng chứng tích, để truyền bá chân lý, và để ai nấy lựa chọn theo lương tâm của họ, đấy là một thành phần của tự do tôn giáo.

4-    ĐỐI VỚI TRẺ EM, CÔNG ĐỒNG NHẮC BẢO GIA ĐÌNH HÃY TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA MÌNH, các cha mẹ quyết định việc huấn luyện đạo giáo cho trẻ em, mà không một chính quyền hay một quyền bính nào khác có thể bắt buộc hay làm áp lực vì bất cứ lý do nào.

II. NHỮNG KẾT LUẬN CHO PHONG TRÀO.
            Dựa vào những tư tưởng trên, đây là lập trường của chúng ta hiện nay:
_ PHONG TRÀO CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ. Nó có bổn phận làm cho Phúc âm sáng tỏ trong thế giới trẻ con nhờ trung gian của chính trẻ con. Phong trào không thể xén bớt cái giá trị đào luyện của nó, để qui tụ trẻ em ngoài công giáo, chẳng vậy, nó sẽ không đào tạo được trẻ em công giáo, nâng đỡ, định hướng cần thiết cho đức tin của chúng.

_ PHONG TRÀO TRONG CÁI THỰC THỂ VÀ TRONG NHỮNG CƠ CẤU PHONG TRÀO CỦA NÓ THƯỜNG DÀNH CHO TRẺ EM CÔNG GIÁO VÀ DỰ TÒNG. Đối với trẻ em chính thống giáo, vấn đề này cần nghiên cứu cách riêng. Tại ít nhiều quốc gia, tùy theo tình trạng tôn giáo và luôn luôn được sự phê chuẩn của hàng giáo phẩm đã, đồng thời có sự thỏa thuận của các gia đình. Phong trào có thể đón nhận những trẻ em khác.

_ PHONG TRÀO MUỐN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TỚI HẾT THẢY TRẺ EM KHÔNG PHÂN BIỆT:
            + BẰNG HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN CỦA MỖI ĐỨA TRẺ VỚI NHỮNG TRẺ EM KHÁC. Điểm này nằm trong đường lối thông thường của một Phong trào tông đồ.
            + BẰNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH PHONG TRÀO Ở TƯ THẾ PHONG TRÀO trên khối thiếu nhi, nhờ:
  • những hoạt động chúng ta đã bàn ở trên, miễn là những hoạt động ấy thấm nhuần tinh thần ki tô giáo và không có tính cách tôn giáo;
  • những dịch vụ (các cuộc giải trí, trại hè, thư viện - những hoạt động chống nạn mù chữ…), sẵn sàng để ai nấy sử dụng, còn đối với trẻ em tham gia Phong trào, là phần đất lựa chọn cho hoạt động tông đồ.
_ TRONG ÍT NHIỀU TRƯỜNG HỢP, CÓ THỂ PHẢI ĐI XA HƠN và với sự đồng ý của hàng giáo phẩm, lập những cộng đồng thiếu nhi mở rộng cho hết thảy trẻ em, khi đó phải thêm cho trẻ em công giáo được định vị trí, tự luyện, cùng nhau tìm tòi trong những buổi họp những gì thích hợp với chúng.
_ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HỮU TRÁCH, CÁC VẤN ĐỀ HẦU NHƯ LÀ MỘT:
  • trừ ít nhiều trường hợp phải nghiên cứu, những người hữu trách cần thiết phải là công giáo hay đôi khi chính thống giáo;
  • có thể có những hữu trách viên khác đến trợ lực cho những người trước trong những hoạt động, những dịch vụ, những buổi họp mở rộng cho hết thảy.
ĐỂ KẾT THÚC VẤN ĐỀ NÀY, KHÔNG PHẢI LÀ QUÁ NHẤN MẠNH ĐẾN:
  • TÍNH CÁCH ĐẶC BIỆT CỦA NHỮNG KINH NGHIỆM mà chúng ta đã nêu ra và sự cần thiết phải suy nghĩ đúng đắn trước khi lao mình vào, và đều đặn. Các nguyên tắc nêu ra bắt buộc phải tổng quát; cần điều hòa và xác định lại tùy theo hoàn cảnh mỗi quốc gia, những thực tại địa phương, tôn giáo, chính trị…
  • CẦN PHÂN BIỆT.
_ giữa ‘làm chứng’ và ‘tuyên truyền’. Làm chứng là chính con người chiếu giãi bằng tất cả đời sống của mình… trái lại, tuyên truyền là lập luận, là đặt điều kiện cho những người khác, là làm áp lực. Trẻ em phải là chứng tá, chứ không đi tuyên truyền;
_ giữa “làm tông đồ” “dụ dỗ”. Dụ dỗ là kéo về với mình, là kết tập, là cần thiết phải làm áp lực, dầu là áp lực không cố ý… Trái lại, làm tông đồ là theo đưởi một việc do bác ái và chân lý thúc đẩy, cố công khơi động đời sống tôn giáo của những người khác, nhưng vẫn để họ hoàn toàn tự do. Trẻ em cần làm tông đồ, chứ không đi dụ dỗ.
  • LÀM CHỨNG CHUNG mà các ki tô hữu, công giáo và không công giáo, có bổn phận đem đến cho thế gian.
  • NHỮNG NGƯỜI HỮU TRÁCH LIÊN HỆ CẦN PHẢI ĐIỀU TRA VỀ CÁC TÔN GIÁO BẠN và về giá trị của các tôn giáo đó, đây là một việc thiết yếu, nếu muốn đi đến một cuộc đối thoại hiệp nhất chân chính.
VẤN ĐỀ NÀY CÒN KÊU GỌI HẾT MỌI NGƯỜI gia tăng giá trị ki tô hữu bản thân để hiểu biết rõ hơn sự kính trọng họ cần phải có đối với những người khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét