9- ĐUỐI NƯỚC
Tỷ suất tử vong do đuối nước ở nước ta là 8/100.000 người/năm . Trẻ em là nhóm có nguy cơ cao tử vong do
đuối nước .
Theo
kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt
Nam, mỗi năm nước ta có khoảng trên 12.700 trẻ em chết đuối và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em . Tính trung bình, mỗi ngày
có khoảng 35 trẻ em chết đuối. Nếu so sánh với các quốc gia khác, tỉ lệ trẻ
em Việt Nam bị chết đuối cao gấp 10 lần...
|
Đuối nước là tình
trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức
năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác:
Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người
xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến
chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5
phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được.
Do đó khi gặp trường hợp đuối nước , việc
cấp cứu phải tiến hành nhanh, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường
hô hấp .
Tuy thế, việc cứu người chết đuối rất nguy
hiểm , vì nếu không biết cách ,sẽ kéo nhau chết chìm hết lúc cứu nhau – (nhất
là ở các em nhỏ )- . Do trong cơn hoảng loạn, nạn nhân đuối nước sẽ cố bám, bấu
vào cơ thể người cứu hộ và cố gắng trèo lên bằng mọi giá, kể cả việc dìm người
cứu hộ xuống. Vì thế, nên nhớ rằng, nếu bạn chưa được hướng dẫn, đào tạo chuyên
nghiệp để cứu người chết đuối, bạn đừng bao giờ cố gắng tiếp xúc trực tiếp nạn
nhân khi họ còn tỉnh táo.
Khi thấy người đuối nước , khẩn cấp :
1. Quăng cho nạn nhân một vật nổi nào đó, như phao, bình rỗng, thanh gỗ… và khuyến khích họ bám lấy. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Cách phù hợp nhất là:
1. Quăng cho nạn nhân một vật nổi nào đó, như phao, bình rỗng, thanh gỗ… và khuyến khích họ bám lấy. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đưa nạn nhân ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Cách phù hợp nhất là:
2. Cố gắng tiếp cận nạn nhân gián
tiếp, qua một vật trung gian nào đó dạng cứng, như mái chèo, cây gỗ, sào tre,
cây chổi… Tìm ngay chung quanh bất kỳ vật gì tương tự như thế và đưa cho nạn
nhân.
3. Nếu không tìm thấy vật gì
tương tự như trên, cố gắng tìm một sợi dây, tốt nhất là dây thừng, quăng cho
nạn nhân và khuyến khích họ bắt lấy. Có thể cột một vật gì đó vào đầu dây để
bạn dễ quăng chính xác hơn. Nếu có một cái phao hay thùng rỗng thì tuyệt vời!
Nếu không có gì chung quanh, có thể huy động mọi người cởi quần, áo cột lại để
tạo thành một sợi dây dài, quăng cho nạn nhân.
4. Nếu nạn nhân đã quá xa khỏi
tầm quăng của sợi dây, có thể để một người bơi ra cứu nạn nhân, nhưng phải buộc
một sợi dây thừng quanh eo người cứu hộ, chừa một đoạn dài và có người nào đó
trên bờ giữ đầu dây còn lại hoặc cột dây vào một cọc neo, cây cối nào đó để giữ
dây. Khi bơi ra gần nạn nhân, quăng đầu dây đã chừa sẵn cho họ.
Tuyệt đối không
trực tiếp ôm nạn nhân hay
để nạn nhân níu vào người khi họ còn tỉnh táo. Sau đó bơi vào hoặc nhờ người
trên bờ kéo dây lôi tất cả lên bờ.
5. Nếu nạn nhân đã bất
tỉnh, cũng phải tự bảo hộ mình theo cách buộc dây như trên và bơi ra, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát 2-3 cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ
hồi tỉnh và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc kêu thêm người hỗ trợ
đưa nạn nhân vào bờ.
6. Khi người bị nạn đã ra khỏi nước
an toàn, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản.
2) Sơ cứu người bị đuối nước ở trên cạn
Bước
1: Lay
gọi nạn nhân
-
Nếu nạn nhân còn thở, tim còn đập thì đặt nạn
nhân nằm nghiêng một bên , đầu thấp để cho nước thoát ra; lấy khăn mặt bọc ngón
tay, móc đờm dãi trong miệng; thay quần áo, ủ ấm, xoa nóng người; sau đó, cho
uống nước trà đường nóng.
-
Nếu nạn nhân không đáp ứng với việc lay gọi
thì sau khi móc hết dị vật , đờm nhớt, đất
cát trong miệng nạn
nhân cần thực hiện ngay bước 2 đồng thời kêu gọi sự
giúp đỡ từ những người xung quanh.
Bước 2: Thông đường thở và hô hấp nhân tạo
Đặt nạn nhân nằm ng ửa trên mặt phẳng cứng , và nâng cằm nạn nhân.
Áp mặt sát vào mũi nạn nhân để cảm
nhận hơi thở từ mũi và quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu nạn nhân không
thở và lồng ngực không nhấp nhô thì cần hô hấp nhân tạo ngay.
Kiểm tra hơi thở
Dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân
rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.Thổi ngạt 2 lần có hiệu quả sao cho
khi thổi vào thì lồng ngực nạn nhân nhô lên.
Nhớ , trước khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, xoa bóp tay chân theo hướng về tim.
Nhớ , trước khi thổi ngạt phải thay quần áo ướt ra vì nó làm trở ngại tuần hoàn; đồng thời lau khô người nạn nhân, ủ ấm, xoa bóp thân thể, xoa bóp tay chân theo hướng về tim.
Tiến hành hô hấp
Bước 3: Bắt mạch đánh giá tình trạng ngưng tim
Đối với trẻ trẻ nhỏ thì bắt mạch cánh tay, mạch bẹn. Đối với trẻ lớn thì bắt mạch cổ, mạch bẹn.
Nếu có mạch trung tâm thì tiếp tục thổi ngạt.
Không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây thì có ngưng tim. Tiến hành bước 4.
Bước 4: Ấn tim ngoài lồng ngực
Đối với trẻ trẻ nhỏ thì bắt mạch cánh tay, mạch bẹn. Đối với trẻ lớn thì bắt mạch cổ, mạch bẹn.
Nếu có mạch trung tâm thì tiếp tục thổi ngạt.
Không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây thì có ngưng tim. Tiến hành bước 4.
Bước 4: Ấn tim ngoài lồng ngực
Ấn tim ngoài lồng ngực
Vị trí và kỹ thuật ấn như sau:
* Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
Vị trí: Xương ức, dưới đường nối 2 vú một khoát ngón tay.
Kỹ thuật: Ấn bằng 2 ngón cái hoặc 2 ngón tay và ấn sâu 1 - 2 cm
* Đối với trẻ từ 1-8 tuổi:
Vị trí: trên mấu xương ức 1 khoát ngón tay
Kỹ thuật: Dùng 1 bàn tay ấn sâu 2 - 3 cm.
* Đối với trẻ lớn hơn 8 tuổi:
Vị trí: trên mấu xương ức 2 khoát ngón tay
Kỹ thuật: Dùng 2 bàn tay ấn sâu 2 - 3 cm.
Cách phối hợp ấn tim và thổi ngạt như sau:
Tỉ lệ ấn tim/thổi ngạt là: 3/1 đối với trẻ sơ sinh và 15/2 đối với trẻ lớn hơn 1 tuổi.
Nếu có 2 người: người ấn tim đếm lớn để người thổi ngạt nghe phối hợp .
Tiến hành thổi ngạt, ấn tim và đánh giá lại sau 2 phút bằng cách quan sát di động lồng ngực và bắt mạch trung tâm:
Nếu mạch trung tâm rõ, đều nghĩa là tim đập lại thì ngưng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt.
Nếu có di động lồng ngực nghĩa tự thở thì ngưng thổi ngạt.
Nếu bệnh nhân vẫn còn ngưng thở ngưng tim phải tiếp tục ấn tim thổi ngạt.
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại.
Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước
nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo,
phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn.
Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và
ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở
lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở
thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y
tế có trang bị hồi sức cấp cứu.
Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp
tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
3)
Những việc lưu ý trong
quá trình sơ cứu đuối nước?
-
Khi
phát hiện người đuối nước , phải tìm mọi cách để đưa họ ra khỏi nước qua một vật trung gian,
không tiếp xúc họ trực tiếp kẻo chính mình sẽ trở thành nạn nhân. Nếu đông
người, có thể phân công 1 người chạy đi tìm người hỗ trợ, những người khác còn
lại tìm cách cứu nạn nhân như đã nói ở trên.
-
Không được chậm trể trong việc cấp cứu người bị
đuối nước như đợi cho đầy đủ các phương tiện cấp cứu mới thực hiện sơ cứu .
-
Đừng
cố tìm cách lấy nước trong phổi
nạn nhân ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng
vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức
cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút là đã có nguy cơ chết não. Trong
quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài
còn nếu là nước ngọt thì nước sẽ tự hấp thụ vào hệ tuần hoàn do hiện tượng thẩm
thấu.
-
Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy
xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
4) Để phòng, chống tai nạn đuối nước cần thực hiện những gì?
Đề phòng tai nạn đuối
nước cần quan tâm đến những việc sau đây:
- Không nên nhảy xuống
vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay
không.
- Khi đi bơi nên đi
chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu
thuyền.
- Không ăn no, không
uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ
bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
2. Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải
được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc
khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt
nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng
phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà có hồ bơi nên
rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo
động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi
sớm (trên 4 tuổi).
Đuối nước là một tai nạn thường gặp nhất do có nhiều sông
rạch và bờ biển dài như ở nước ta. Tuy nhiên, tai nạn này có thể phòng chống dễ
dàng nếu chúng ta hiểu biết về nó và biết cách xử trí khi gặp người bị chết
đuối.
(tổng hợp từ TT TT giáo dục sức khỏe , tin sức khỏe .....trên internet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét