NÚT DÂY
Trong sinh hoạt
thường ngày , trong hoạt động sản
xuất , con người đã sáng tạo ra những cách thắt nút dây, sợi để phục vụ cho các hoạt động của mình . Các thủy thủ, các nhà thám
hiểm , các nhà thể thao , leo núi , người cứu hộ … đều phải rành rẽ các loại nút
thông dụng và chuyên biệt của riêng ngành
mình . . .
Nút dây bắt
nguồn từ chính cuộc sống nên nó rất phong phú . Người ta đã tổng kết có đến khoảng 4.000 nút các loại . Nhưng thực tế , chúng ta nên biết và thực hành thuần thục khoảng chừng vài chục
nút buộc thông thường bằng sợi , bằng dây thừng , bằng lạt , mây …. là đủ .
Biết và thực
hành thuần thục có nghĩa là phải hiểu rõ công dụng của từng nút , cũng như biết những ứng dụng của nút đó
trong những hoàn cảnh khác ;
Một nút dây được
coi là hữu dụng cần phải có 3 đặc tính sau :
-
Có
thể buộc thật nhanh
-
Tháo ra được
một cách dễ dàng
-
Chắc
chắn , nghĩa là nó có thể tin cậy được khi sử dụng trong trường hợp cần thiết .
Thế cho nên ,
cùng với sự phát triển của xã hội , một bộ phận của nút dây đã không còn được sử
dụng hoặc hạn chế sử dụng do tính kém
chuẩn mực của nó , số khác được nâng lên tầm
nghệ thuật do nét đẹp tinh tế của nó .
Do tác dụng
nhiều mặt , nên bộ môn nút dây rất cần được phổ biến , và học hỏi trong các sinh hoạt
cộng đồng :
-
học
nút có thể phát triển sự khéo léo của đôi tay
-
giúp
phát huy khả năng sáng tạo
-
bồi
bổ khiếu thẩm mỹ của mỗi người
-
đào luyện
khả năng tháo vát , ứng dụng trong các sinh hoạt hằng ngày
-
…..
Thường người
ta phân loại , sắp xếp các nút dây theo ứng dụng của nó . Thế nhưng ngay việc
phân loại theo ứng dụng cũng hết sức khó khăn do mỗi nút dây có một công dụng
nhưng lại có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lãnh vực sản xuất , đời sống khác
nhau . Như nút thợ dệt , có tên này do người
thợ dệt dùng nó để nối các sợi chỉ , hay nối những đầu dây không cùng kích thước
, tuy vậy nó vẫn được ứng dụng đan các loại
lưới như lưới đánh cá ….
Thế nên , người
ta tạm phân loại các loại nút theo công dụng thực tế thành các nhóm như sau :
-
Các
loại nút dùng để NỐI
-
Các
loại nút dùng để BUỘC – TREO – KÉO
-
Các
loại nút ĐẦU DÂY : BỆN, CHẦU DÂY , VẤN
-
Các
loại nút để THÂU NGẮN dây
-
Các
loại nút dùng để CẤP CỨU – THOÁT HIỂM
-
Các
loại nút cho THÁP , GHÉP
-
Các
loại nút TRANG TRÍ – ĐAN
-
Các
loại nút KHÁC
I
- MỘT SỐ NÚT DÂY TIÊU BIỂU
1)
NÚT
CHỊU ĐƠN
a)
Tên
khác : NÚT RUỒI
Tên tiếng Anh : Overhand Knot
b)
Thể
loại :
-
Nhóm
đầu dây
-
Nhóm buộc,
treo
c) Công dụng:
§ Tạo một nút chặn chắn chắn trên thân dây
§ Dùng làm điểm tựa trên dây
d)
Ứng
dụng
§ là nút căn bản của rất nhiều nút phức tạp
§ nút thắt để không cho đầu dây chui qua lỗ nhỏ (làm xích đu)
§ làm sợi dây kéo ở giếng nước…
§ thắt đầu dây để tránh xơ (tưa) dây
§ …
e)
Biến thể:
§ nút chịu kép,
§ nút số 8
§ nút mỏ chim
§ nút thòng lọng
§ nút ngạnh trê (nối chỉ câu, ông câu)..
f) Ghi chú:
§ Nút chịu đơn hay nút đơn có nơi còn gọi là nút ruồi là một gút cơ bản và cổ xưa nhất. Vì vậy nó cũng là nút
phổ biến nhất và có nhiều ứng dụng nhất. Ngay cả khi quên cách
làm gút số 8 (hoặc thòng lọng) ở khoen lều bạn cũng có thể dùng nút chịu đơn mà không phải đắn đo (tất nhiên không an toàn bằng).
§ Đừng bao giờ sử dụng nút chịu đơn nếu như bắt buộc sau này phải tháo nó ra. Có nhiều nút thay thế chịu đơn một cách tiện lợi, hiệu quả mà lại dễ tháo gỡ.
2- NÚT CHỊU KÉP
a) Tên khác : NÚT THẦY TU
b) Tên tiếng Anh : Double Overhand Knot
c) Thể loại :
-
Trang trí
-
Buộc , treo
d) Công dụng :
Công dụng giống nút chịu đơn nhưng để lại nút to hơn , chắc chắn hơn .
Ngày xưa các thầy tu thường kết nút này làm tràng hạt , vì thế nút chịu kép còn
được gọi là NÚT THẦY TU (Capucine)
e)
Ghi chú :
§ Gút mỏ chim (hay vành tai) là
một gút chịu đơn được thắt bằng dây đôi (sử dụng 2 dây chập lại để thắt gút
chịu đơn). Có người gọi gút mỏ chim là gút chịu kép điều này là một ngộ nhận về
mặt ngôn ngữ. Trong tiếng Anh người ta phân biệt rất rõ ràng, gút mỏ chim
(one-sided overhand bend) là một gút thuộc thể loại nối khác hoàn toàn với gút
chịu kép là một gút thuộc thể loại đầu dây.
3- NÚT SỐ 8
a) tên tiếng Anh : figure-of-eight knot
a) tên tiếng Anh : figure-of-eight knot
Giống như nút chịu đơn , nhưng do có xoắn thêm một
vòng nên chắc chắn hơn .
Ứng dụng làm thang dây
.
Nút dây
này phát triển từ cách làm nút số 8 thông thường.
Công dụng: sử dụng là nút chặn dây khi leo núi.
Công dụng: sử dụng là nút chặn dây khi leo núi.
4- NÚT THỢ DỆT
a) Tên tiếng Anh : sheet bend , becket bend .
b) Công dụng : Nút thợ dệt dùng để nối những đầu dây có tiết diện không bằng nhau
c) Ứng dụng : trong nối dây hay đan lưới
Ngoài ra để chắc chắn hơn ta có thể dùng nút thợ dệt kép bằng cách thêm một vòng dây
5- NÚT THUYỀN CHÀI
a) Tên khác NÚT QUAI CHÈO
b) Tên tiếng Anh : clove hitch
c) thuộc nhóm buộc - treo
d) công dụng :
- sử dụng buộc , treo hoặc siết vật dụng
- Cố định một đầu dây vào vật
- sử dụng buộc , treo hoặc siết vật dụng
- Cố định một đầu dây vào vật
e) ứng dụng :
- Dùng cột đầu dây vào cọc hoặc thân cây
- Dùng neo thuyền ở ven bờ sông
- Dùng căng dây ở trụ lều
- Bắt đầu và kết thúc các nút tháp để cố định dây
- Đan dây trang trí
f)Ghi chú:
- Tên gút Thuyền chài được xuất phát từ việc nó được ứng dụng thực tiễn, rộng rãi trong việc neo thuyền. Đặc biệt đối với các dây thừng kích thước lớn, dùng gút thuyền chài cực kỳ chắc chắn
- Gút thuyền chài rất hữu dụng, chúng ta có thể để dàng thay đổi vị trí của gút trên dây và chiều dài 2 đầu dây, bằng cách xoay sợi dây xuôi theo chiều của gút
- Ngoài ra, gút thuyền chài được ứng dụng rộng rãi trong buộc buộc hoặc khóa 1 vật, do đặc tính khi siết lại thì rất chặt, nhưng rất dể dàng khi tháo gỡ
6- NÚT GHẾ ĐƠN
a) Tên khác : Còn gọi là NÚT THÒNG LỌNG KHÔNG XIẾT
b) Tên tiếng Anh : Bowline knot
Đây là một nút dây khi tạo ra sẽ cho ta một vòng tròn cố định , thường dùng khi buộc dây thừng
quanh vào người hay vật mà không sợ vòng dây tuột và xiết chặt vào .
c) Công dụng :
- Làm một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây bị chạy tuột lên hay xuống
- Dùng để kéo người từ dưới thấp lên.
- Ném cho người sắp chìm dưới nước để kéo họ vào.
- Làm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao.
d) Ghi chú:
- Nếu ta dùng nút thòng lọng dẽ gây đên chuyện dây thít vào con vật hoặc người dẫn đến nghẹt thở.... Nút dây càng chắc khỏe thì sẽ càng không bị thít vào hay bung ra.
- Bạn nên tập thắt nút này chỉ bằng 1 tay vì khi chính bạn bị thương 1 tay bằng 1 tay còn lại bạn phải thắt được nút này để các bạn khác kéo mình lên.
- Biến thể : Gút ghế đơn biến thể thành nhiều dạng tùy theo các ứng dụng khác nhau.
- Thế ngồi trên gút Ghế đơn được biểu thị qua hình vẽ trên đây.
- Để yên tâm hơn người ta đã làm ghế đơn đôi hay thắt thêm vòng chịu trên đầu ghế; hoặc 2 vòng để ngồi trên đùi
Sau đây là cách làm nút ghế đơn bằng một tay
7- NÚT GHẾ KÉP
a) Tên tiếng Anh : Bowline on a bight
Là một nút dây tạo ra một cặp vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng . Lợi ích là hai vòng tròn không bị tuột và có thể tháo ra dễ dàng .
b) ứng dụng
Nút dây này có thể được dùng để tạo vòng bám chân (toe hold) ở giữa dây thừng.
Làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, tiện lợi và dể chịu hơn nút ghế đơn. Mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực để giữ an toàn.
8- NÚT NỐI DÂY CÂU
a) Tên tiếng Anh : fisherman 's knot
Là một nút dây đặc dụng dùng để nối hai sợi dây lại với nhau .Nó đơn giản là hai nút đơn, một nút đơn giữ quanh sợi dây bên phải và nút kia giữ quanh sợi dây bên trái. Xiết chặt lần lượt mỗi nút đơn. Sau đó kéo căng hai đầu sợi dây vừa được nối sao cho hai nút đơn chạy gần lại với nhau.
b) ứng dụng
- Dùng để nối hai đầu dây câu (dây cước ) , dây trơn láng .
Nó đòi hỏi một chút khéo léo để thắt và vì vậy nó thường được dùng với các loại dây vật liệu chắc chắn. Khi được buộc xong, nó khá gọn và đầu mút dây ló dài ra ở ngay nút vừa thắt có thể được cắt gọn sát vào. Những tính chất này làm nó rất hữu dụng để nối dây câu. Nó cũng có thể dùng để nối hai sợi dây trơn láng, có tiết diện không bằng nhau hoặc bằng nhau
- Có thể ứng dụng làm kéo màn sân khấu .
NÚT NỐI DÂY CÂU ĐÔI
Giống như nút nối dây câu nhưng chắc hơn do vòng thêm một vòng
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét