7- VƯỚNG LÔNG MẮT MÈO
Trong những lần cắm trại, xuất du, tham dự trò chơi lớn. . . chúng
ta có thể bị vướng mắt mèo, cho nên chúng ta phải cố gắng nhận diện hình dáng
loại cây này để biết mà tránh.
“ Dây “ mắt mèo mọc hoang ở khắp các vùng đất hoang,
đồi núi, thường bò lan trên mặt đất hoặc leo lên các lùm cây hai bên rạch nước
hoặc ven rừng. . Để
ý thấy dây mắt mèo thường mọc ở đất hoang, rừng chồi,
tráng cỏ, rừng thưa, rừng tái sinh. . . Không mọc ở rừng rậm.
Mắt mèo là tên gọi phổ thông của cây đậu mèo ngứa.
Các tên khác là đậu mèo rừng, móc mèo, đậu ngứa.
Tên khoa học là Mucuna pruriens, thuộc họ Đậu.
Mắt mèo là tên gọi phổ thông của cây đậu mèo ngứa.
Các tên khác là đậu mèo rừng, móc mèo, đậu ngứa.
Tên khoa học là Mucuna pruriens, thuộc họ Đậu.
Mắt mèo là dây leo sống hàng năm. Thân , lá , trái , đều
có lông tơ gây ngứa .
Thân khía dọc mang nhiều lông màu hung.
Lá có 3 lá chét hình trái xoan quả trám, mặt trên ít
lông, mặt dưới có nhiều lông trắng mềm; các lá chét bên mất cân xứng, lá kèm sớm
rụng.
Cụm hoa ở nách lá, hình chùm thõng xuống, dài tới 50cm,
mang nhiều hoa và có nhiều lông ngứa. Hoa màu tím sẫm dài 5cm.
Quả hơi cong hình chữ S, dài 5-8cm, rộng 1,2cm; dẹt,
không có nếp gấp, phủ đầy lông tơ màu hung vàng , loại lông này rất ngứa . Có 5-6
hạt trong quả , quả hình trứng, màu hạt dẻ.
Cây mắt mèo được xếp vào
loại cây độc do trong hạt chứa các chất levodopa serotonin, nicotine,
bufotenine và một số chất khác, có tác dụng gây ảo giác. Nhưng được biết nhiều
hơn do lớp lông bao phủ bên ngoài trái và hạt là lông ngứa, chứa chất mucunain
và serotonin nổi tiếng gây ngứa da.
Trẻ em chơi hái hay vô
tình sờ chạm phải quả mắt mèo, hay do sự phát tán trong không khí, lông bay chạm
vào da cũng gây ngứa ngáy dữ dội, da bị sưng rộp. Trẻ càng gãi càng ngứa nhiều
hơn.
Khi bạn bị dính lông của trái mắt mèo già
(màu nâu đen) hoặc ở dưới gió bị gió thổi bay đến, thì rất ngứa ngáy khó chịu,
càng gãi càng ngứa.
Nếu lông dây mắ t mèo dính vào mắt có thể bị mù tạm thời .
Nếu bị vướng mắt mèo thì bạn đừng gãi mà hãy:
* Dùng rơm, cỏ khô, giấy. . . đốt thành lửa ngọn rồi hơ phớt mặt da cho lông mắt mèo bị cháy đi thì đỡ ngứa.
* Nắm cơm (cơm nếp càng tốt) thành vắt, lăn trên chỗ ngứa cho lông mắt mèo dính theo.
* Dùng băng keo to bản áp vào nơi ngứa rồi lột ra , lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo ra khỏi da .
* Dùng rơm, cỏ khô, giấy. . . đốt thành lửa ngọn rồi hơ phớt mặt da cho lông mắt mèo bị cháy đi thì đỡ ngứa.
* Nắm cơm (cơm nếp càng tốt) thành vắt, lăn trên chỗ ngứa cho lông mắt mèo dính theo.
* Dùng băng keo to bản áp vào nơi ngứa rồi lột ra , lông mắt mèo sẽ dính theo băng keo ra khỏi da .
* Tắm bằng
nước nóng cũng rất hiệu quả để bớt ngứa do lông cây mắt mèo .
Ghi chú:
Có nhiều loài được gọi
là mắt mèo , hay móc mèo nhưng ít ngứa
ví dụ như loài Mắt mèo (Mai dương ) có tên khoa học là Mimosa
pigra L.
Còn có tên gọi khác là : Mai dương, Trinh nữ thân gổ, Trinh nữ nâu, Trinh nữ đầm lầy , Cây ngưu ma vương, Cây trinh nữ nhọn, Cây
mắc cỡ Mỹ , cây qủy …..
Nó có
nguồn gốc xuất xứ từ vùng Trung và Nam Mỹ .
Lá cây giống lá cây mắc cỡ nhưng to hơn, khi đụng vào
thì xếp lại. Trên cây có rất nhiều gai nhọn. Khi trưởng thành, cây có thể cao
hơn 2 m, trái màu vàng mọc thành chùm, hình trái dài và dẹp gần giống trái bồ kết.
Cây mắt mèo mai dương (đúng ra phải gọi là MÓC MÈO , vì thân , lá nó có quá nhiều móc gai ) này là cây bụi, thân gổ sống đa niên . Nó cao trung bình từ 1,5- 2,5 m,
thân hóa gổ có đường kính từ 1-3 cm, có rất nhiều nhánh. Thân và lá cây có nhiều gai
cứng dẫn từ gốc đến ngọn.
Nó mọc tới đâu thì đất hoang tới đó. Loại cây này phát tán cực nhanh .
Đây là loài thực vật nhập nội xâm hại ở hầu khắp các
vùng ngập nước ở Việt Nam, ... loài này là thảm hoạ môi trường sinh thái .
Theo điều tra sơ bộ của ngành
BVTV (2006), tại vườn Quốc Gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) vào năm 1984 chỉ có
vài buội Móc mèo Mai dương trong vườn, đến năm 2008 loài cây này đã xâm nhập trên toàn bộ
5 khu với diện tích nhiểm trên 3.000 ha với mật độ hàng chục ngàn cây/ha. Vùng
ven lòng Hồ Trị An nhiểm trên 700 ha. Vùng ven lòng hồ Thác Bà-Yên Bái nhiểm
trên 1.000 ha phân bố trên 25 xã. Vùng ven lòng hồ Hoà Bình nhiểm trên 2.000 ha. .....
Nguyên một tỉnh Thừa Thiên , Huế phải huy động cả ngàn người để diệt và phát động phong trào diệt trừ cây Mai dương , móc mèo gần đây .
Đúng là một thảm họa .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét