SƠ CỨU
Những chuyến đi
cắm trại, đi dã ngoại , chơi trò chơi lớn …. là những chuyến đi bổ ích , rất thú vị . Thế nhưng khi thay đổi về nếp sinh hoạt
thường ngày như thế , trong những trò chơi phải vận động mạnh ,…. cũng như lúc phải
khám phá những môi trường mới ….. cũng chính là những cơ hội gây nên những
rủi ro , những sự cố về sức khỏe .Những tai nạn , sự cố xảy ra bất ngờ đó có mức
độ nguy hiểm có thể từ trung bình đến nguy kịch bắt buộc phải được xử lý đúng cách
và kịp thời . Đó là sơ cứu để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng sau
này .
Sơ cứu là điều
trị tạm thời nhưng rất quan trọng . Làm đúng
cách nó sẽ giúp cho việc điều trị sau này được dễ dàng và hiệu quả ; Giúp nạn
nhân bớt đau đớn , và tránh tật nguyền sau này . Nếu sơ cứu không đúng cách có
thể làm tổn thương thêm cho nạn nhân .
Sau đây là một
số phương pháp sơ cứu cơ bản cần làm trước
khi chuyển đến trạm y tế hay bệnh viện .
1-
CẦM
MÁU
Máu bị mất quá nhiều (do chảy máu
trong và ngoài ) sẽ dẫn nạn nhân đến chóang ngất, hôn mê và chết .
Nếu có thể ,
rửa tay bạn trước khi và sau khi sơ cứu chảy máu .
Luôn bảo vệ bàn
tay của bạn khi tiếp xúc với máu của nạn nhân bằng cách sử dụng găng tay y tế ,
túi ny lông , hoặc vải sạch , quần áo sạch trước khi bạn tiến hành sơ cứu .
a) CÓ ÍT MÁU CHẢY RA TỪ VẾT THƯƠNG
-
Rửa
vết thương : nhẹ nhàng làm sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng
-
Nếu
là vết thương cạn như trầy sướt da thì để hở cho khô . Cần thiết thì phủ ra ngoài
một miếng gạc nhỏ .
-
Kiểm
tra xem máu có còn chảy nữa không
-
Tìm
những tổn thương khác .
b) C Ó NHIỀU MÁU CHẢY RA TỪ VẾT THƯƠNG
Ghi nhớ : Bảo vệ tay bạn
trước khi tiếp xúc với máu
-
Dùng
các ngón tay của bạn (đã được bảo vệ bằng găng tay …….) ép chặt lên vết thương ít
nhất là mười phút để cầm máu .Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy .
-
Để
nạn nhân nằm xuống . Nếu vết thương ở tay hoặc chân , gác các tay hoặc chân lên
cao hơn so với tim đồng thời tay bạn vẫn
ép chặt vết thương .
-
Phủ
vết thương bằng một miếng gạc sạch rồi băng lại . Nếu cần bạn có thể xé vải hoặc
áo để băng vết thương .
-
Tiếp
tục kiểm tra xem máu còn chảy qua lớp vải băng không . Nếu máu còn chảy , đặt
thêm một miếng gạc nữa và băng lại . Không
được tháo lớp băng lần đầu ra .
-
Nếu
băng ở các chi , phải thường xuyên kiểm tra các ngón chân , ngón tay xem còn ấm
không và nạn nhân cảm thấy bình thường không , nếu các ngón chân hay tay bị lạnh
, phải nới lỏng băng để máu được lưu thông .
-
Nếu
máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương , hoặc nếu nạn nhân đang mất
nhiều máu :
·
Cứ
ấn chặt vào vết thương .
·
Giữ
cho phần bị thương giơ cao lên , càng cao càng tốt .
·
Buộc
ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương
càng tốt . Xiết chặt vừa đủ để máu cầm lại . Buộc ga rô bằng một cái khăn gấp lại
hoặc dây lưng rộng bản , đừng bao giờ dùng một sợi dây mảnh , dây thép ……
·
Chuyển
ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để được khâu vết thương và tie6m phòng uốn ván .
·
Cố
gắng nâng cao các chi trong lúc vận chuyển .
Chú ý :
Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được .
Ga-rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây
vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía
dưới của chi. Việc thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử,
phải cắt bỏ.
Khi xoắn chặt một dây ga-rô vào
chi, các mạch máu lớn, nhỏ và các cơ đều bị đè ép. Một ga-rô thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới và ngược lại. Khi quyết định làm ga-rô, người làm cấp cứu cần ý thức được rằng việc này có thể dẫn tới cắt cụt phần chi ở dưới garô, vì đoạn chi này sẽ chết hoàn toàn nếu bị thiếu máu nuôi quá
60-90 phút. Bởi thế, khi làm ga-rô, bạn cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:
1. Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ
ra ngoài. Tuyệt đối không để ống quần, tay áo hay vật gì khác che lấp ga-rô, làm cho
người vận chuyển và tuyến sau khó thấy, có thể bỏ qua không xử lý ưu tiên.
2. Người bị đặt
ga-rô phải được nhanh chóng chuyển về tuyến sau. Trên
đường vận chuyển, cứ 1 giờ phải nới ga-rô một lần và không để ga-rô lâu quá
3-4 giờ. Việc nới ga-rô phải rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân, tình
hình chảy máu ở vết thương, mạch và sắc đoạn chi phía dưới. Khi nới ga-rô được khoảng 4-5 phút hoặc thấy bệnh nhân biến sắc, máu chảy nhiều thì phải thít chặt garô lại ngay. Khi đặt lại ga-rô, không được buộc chỗ cũ mà lên hoặc xuống một ít.
3. Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô: Ghi
rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô lần một, giờ nới ga-rô lần hai, họ tên bệnh nhân. Cần có ký hiệu bằng dải vải đỏ cài vào túi áo trên bên trái (đó là ký hiệu cho những bệnh nhân cần chuyển nhanh và xử trí khẩn cấp).
c) SƠ CỨU MỘT VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU CÓ DỊ VẬT :
Ghi
nhớ : Bảo vệ tay bạn
trước khi tiếp xúc với
máu
-
Mang găng tay
- Không rút
dị vật
ra khỏi vết thương
-
Kẹp chặt hai bờ vết thương quanh dị vật , nhưng
không được ép lên
vết thương.
- Phủ nhẹ nhàng lên vết thương bằng gạc sạch hoặc quần áo .
- Đặt gạc lót quanh dị vật và băng lại , không được băng lên trên dị vật cũng như lôi dị vật ra .
- Nâng phần có tổn thương cao hơn ngực .
- Thường xuyên kiểm tra các ngón tay , ngón chân xem còn nóng không .
- Cấp tốc chuyển người bị thương tới cơ sở y tế .
(còn tiếp)
( tổng hợp từ Cẩm Nang Người Trưởng HTDC Đà Nẵng và các trang Sức Khỏe Cộng Đồng trên Internet )
- Đặt gạc lót quanh dị vật và băng lại , không được băng lên trên dị vật cũng như lôi dị vật ra .
- Nâng phần có tổn thương cao hơn ngực .
- Thường xuyên kiểm tra các ngón tay , ngón chân xem còn nóng không .
- Cấp tốc chuyển người bị thương tới cơ sở y tế .
(còn tiếp)
( tổng hợp từ Cẩm Nang Người Trưởng HTDC Đà Nẵng và các trang Sức Khỏe Cộng Đồng trên Internet )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét