Kiến lửa Nam Mỹ trong lũ lụt
Kiến lửa biết dùng chính cơ thể của mình kết
nối với các cá thể kiến khác để tạo thành bè cứu sinh, có khả năng nổi trên mặt
nước giúp chúng sống sót khi nước dâng cao.
Nghiên cứu mới tìm hiểu tính chất vật lý của những
chiếc bè cứu hộ được tạo ra bởi sự liên kết của các con kiến lửa, phương tiện
vận tải bằng đường thủy của các con kiến lửa là chiếc bè kiến đôi khi có chứa
tới hàng chục ngàn ấu trùng, lênh đênh trên sóng nước. Liên kết với nhau, những
con kiến có thể dùng cơ thể của chính mình và bạn bè để tạo thành chiếc bè cứu
sinh kín nước giữ cho chúng không bị chết đuối, kết quả nghiên cứu của các kỹ
sư đến từ Viện công nghệ Georgia, ở Atlanta, Hoa kỳ, đã được đăng tải trên tạp
chí của học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, số ra ngày 25 tháng 4 năm 2011.
Bạn chỉ nhận thấy một tổng thể những con kiến
trong một khối thống nhất thay vì từng phần riêng biệt, theo Julia Parrish, nhà
động vật học, làm việc tại trường Đại học Washington, ở Seattle, Hoa Kỳ: “Đặc
tính làm việc theo nhóm của kiến chỉ có thể nhận ra khi bạn quan sát các con
kiến trên một bình diện cả nhóm, cả ổ kiến chứ bạn hoàn toàn không thể tiên
đoán được điều gì khi bạn chỉ quan sát một cá thể kiến”.
Những con Kiến lửa Nam Mỹ (có tên khoa học là
Solenopsis invicta), là một trong những loài sinh vật xâm hại nguy hiểm, đã có
sự chuẩn bị tốt cho thảm họa. Chẳng hạn, khi xảy ra lũ lụt ở Braxin, để bảo vệ
lẫn nhau, tất cả các con kiến lửa thành viên bao gồm: Kiến chúa, kiến lính và
kiến thợ chuyên chở ấu trùng – tạo thành một nhóm kiến lớn giống như bè cứu
sinh lênh đênh trên sóng nước. Chúng phải ở sát bên nhau thành nhóm lớn để sống
sót, theo Nathan Mlot, đồng tác giả nghiên cứu, làm việc tại Viện công nghệ
Georgia, ở Atlanta, Hoa kỳ. Chiếc bè kiến lửa gồm có 2 lớp, khoảng ½ số lượng
kiến kiên kết ở phần trên mặt nước đóng vai trò như đáy bè, chúng liên kết với
½ số lượng kiến còn lại ở bên trên, chiếc bè kiến có thể nhấp nhô theo sóng
nước trong nhiều ngày hay thậm chí là nhiều tuần.
Khả năng trôi nổi thành công của kiến được xem
là quan trọng nhất cả ở các quy mô nhỏ lẫn lớn. Trên quy mô nhỏ, một con kiến
duy nhất cũng có thể đi bộ trên mặt nước, ít nhất ở một mức độ, giống như que
tăm nổi , hoặc sải chân côn trùng trên nước. Khi bị ướt, kiến lửa cũng có thể
tranh thủ được bọt khí nhỏ xíu, có lẽ nhờ nhiều lớp sừng mỏng bọc ngoài cơ thể
chúng, đã giúp cho những thủy thủ gan dạ này có thêm sức nổi trên mặt nước.
Để kiểm tra mức độ linh hoạt, sự dẻo dai, sức
chịu đựng sóng gió của chiếc bè kiến. Mlot và các đồng nghiệp đã quay phim cảnh
xây dựng bè cứu sinh, khi mà họ thả một quả bóng đông cứng lên chiếc bè kiến
vốn có tới hơn 7000 con kiến đang lênh đênh trên sóng nước. Kết quả là bất kể
chiếc bè kiến này chở thêm bao nhiêu ấu trùng đi nữa, thì cấu trúc của chiếc bè
này vẫn không thay đổi, chỉ dày khoảng 8 milimét, và có hình dạng giống “bánh
kép”. Khi ta ngắt nhóm kiến phía trên ra, thì những con kiến khác sẽ bò lên từ
phía dưới để lấp đầy lổ hổng.
Cấu trúc năng động này đã làm hiện ra hoàn
toàn những manh mối cơ bản, Mlot nghi ngờ. Nói cách khác, các con kiến đã không
cần suy nghĩ về chuyện chúng đang làm. Nếu có lỗ trống, thì chúng sẽ leo lên
hàn kín lại. “Mỗi con kiến hoạt động theo một vài quy tắc đơn giản”, Mlot nói.
Với các quy tắc đơn giản này, những con kiến
đã có thể xây dựng một cấu trúc phi thường, theo Eric Klavins, nhà khoa học máy
tính, làm việc tại trường Đại học Washington, Hoa Kỳ. Trong khi, nhiều kỹ sư
lại xây dựng Robot theo hình ảnh riêng mà họ nghĩ ra: to lớn cồng kềnh và với
nhiều khả năng xử lý. Tuy nhiên sau khi nghiên cứu cách thức các con kiến tương
tác với nhau, các kỹ sư đã có thể thiết kế Robot hoạt động dựa trên bộ vi xử lý
nhỏ hơn và có thể làm việc trong điều kiện cần sự phối hợp, để xây dựng khẩn
cấp những cây cầu chẳng hạn, Klavins nói: “thật tuyệt vời, những con kiến này
tài thật”.
Khi bị lũ lụt tấn công, những con kiến đã cùng
nhau vượt qua cơn bão trong một chiếc bè kiến tự lắp ráp. Trong nghiên cứu này,
nhóm kiến từ 1.000 đến 7.000 con đã trải dài ra trên mặt nước để tạo thành một
chiếc bè kiến có độ dày bằng nhau.
Hồ Duy Bình (Theo Sciencenews))
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét