Hội Thánh Công Giáo vừa khai mạc năm đức tin. Có lẽ chúng ta cũng nên tìm hiểu xem đức tin là gì? Và đức tin của mỗi người chúng ta như thế nào?
Có nhiều định nghĩa về đức tin. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo số 26 và 27 nói về đức tin như một sự trả lời của con người dành cho Thiên Chúa, hoặc sự khát khao Thiên Chúa được khắc sâu trong trái tim con người. Công Đồng Chung Vatican đệ nhị nói về đức tin như “một sự vâng phục của lý trí và ý chí” sẵn sàng chấp nhận sự mặc khải của Chúa Kitô (Hiến Chế Tín Lý, số 5). Đức tin cũng có nghĩa là sự cậy trông tin tưởng tuyệt đối vào Đấng đã tạo dựng vũ trụ và con người từ hư không và ngay bây giờ Ngài có thể làm được mọi sự. Với ý nghĩa đó, Chúa Giêsu thường nói với những người bệnh tật xin Ngài cứu chữa: „Đức tin của con đã cứu cứu con“ (Lc 8,48).
Đức tin của người kitô hữu được chính thức công bố lúc đón nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Với đức tin của mình, người kitô hữu gia nhập Hội Thánh. Trong cộng đồng Hội Thánh, đức tin của chúng ta lớn lên, phát triển về mọi chiều kích. Chúa Thánh Linh là “Sức Sống“ của Hội Thánh và cũng là nguồn sinh lực nuôi dưỡng đức tin của chúng ta. Đức tin sống động và tăng trưởng nhờ Chúa Thánh Linh. Vì thế chúng ta phải để cho Chúa Thánh Linh hành động, phải hợp tác và lắng nghe lời Ngài.
Ngày nay Hội Thánh đang ở trong giai đoạn khủng hoảng đức tin, nói đúng hơn là người kitô hữu bị các thế lực thần dữ và thế gian tấn công. Trước những phát minh khoa học và những thành quả kì diệu của kỹ thuật, có nhiều người sa chước cám dỗ từ bỏ đức tin của mình với luận điệu “không tin, nếu chẳng có chứng cớ tuyệt đối”. Lý luận của “thế lực thù địch” xem ra đúng, nhưng không có cơ sở xác thực. Thật vậy, có rất nhiều điều trong phạm vi khoa học hoặc trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chưa bao giờ xem thấy, cũng chẳng hiểu biết gì hết mà chúng ta vẫn tin. Và ngược lại cũng có nhiều cái chúng ta xem thấy hoặc sờ mó mà chẳng hiểu gì hết. Thực ra kẻ thù của đức tin không phải là khoa học mà là sự kiêu ngạo đội lốt tân tiến văn minh. Câu chuyện sau đây chứng minh điều đó:
Louis Pasteur là một nhà bác học thiên tài, nhưng có tâm hồn khiêm tốn và cầu nguyện. Một hôm nhà bác học lấy xe lửa về Paris. Trong chuyến xe đó có một thanh niên trẻ ngồi cạnh nhà bác học nổi tiếng, nhưng chàng không biết ông là ai. Chỉ ít phút sau khi tàu lửa đã chuyển bánh, cụ già lấy từ túi áo ra một cỗ tràng hạt và bắt đầu thì thầm cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng hỏi cụ già: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”
Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách báo đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”
Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên.
Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt rồi lặng lẽ rời sang toa xe khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.
Một khoa học gia đương đại, ông Werner von Braun, phó giám đốc NASA khẳng định: “Tất cả khoa học trên thế giới nói với chúng ta là phải tin vào Thiên Chúa ngay khi lòng tin của chúng ta đạt tới giới hạn của nó. Chúng ta cần tin vào Thiên Chúa không phải vì sợ hãi. Chúng ta cần có đức tin cũng như cần có bánh để ăn, nước để uống và không khí để thở”.
Phải có đức tin thật mạnh mẽ để chấp nhận rằng mình không có thể hiểu biết hết những điều mình tin. Trong địa hạt đức tin tất cả là mầu nhiệm, nhưng “Mầu nhiệm không phải là bức tường mà trí tuệ con người húc đầu vào, nhưng là một đại dương trong đó trí tuệ con người bị lạc lõng và mất hút”(Gustave Thibon). Vâng, đối tượng đức tin người ta không thể đem vào phòng thí nghiệm kiểm chứng được, nhưng là những chân lý mặc khải của Chúa Giêsu Kitô. Ngài “là Đường đi, là Sự sống, là chân lý”.
Chúng ta tin vào Đấng không những luôn luôn nói sự thật, mà còn là Đấng hướng dẫn chỉ đường đi cho chúng ta tìm được sự sống đích thực trường tồn. Như thế đức tin Kitô giáo có một ý nghĩa đặc biệt chứ không phải chỉ là „sự ưng thuận của trí tuệ “chấp nhận điều gì đó. Đức tin của chúng ta khác xa „lòng tin“ hoặc “sự tin tưởng” trong quan niệm thông thường. Chúng ta hãy hãnh diện về đức tin của chúng ta. Đức tin làm cho chúng ta thuộc về Chúa Kitô và trở thành con cái của Thiên Chúa. Nhờ đức tin mà Chúa Thánh Linh khơi động trong con tim của chúng ta một nguồn sinh lực ban sự sống đời đời. Với đức tin mà chúng ta đã đón nhận như món quà quí giá của Chúa Giêsu, chúng ta có thể an tâm chiến đấu với mọi thử thách đau khổ và cám dỗ ở đời nầy. Dù cuộc đời mỗi người chúng ta có trăm nỗi gian nan hiểm nguy và phải trải qua nhiều chướng ngải vật khó khăn, nhưng với đức tin và nhờ ân sủng của Chúa Giêsu chúng ta cũng sẽ được giải thoát an toàn.
Đức tin giúp chúng ta nhận thức rõ chính mình và nhìn thấy những việc Thiên Chúa làm chung quanh ta qua các biến cố lịch sử và những gì xảy ra hằng ngày. Đức tin thúc dục mỗi người phải sống đúng với ơn gọi của mình và đồng thời làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường sống của mình. Chính đức tin thúc đẩy chúng ta phải sống bác ái đối với tha nhân. Thánh Giacôbê Tông đồ cho chúng ta biết rằng đức tin sống động phải được thể hiện qua các việc bác ái (Gc 2,14-18). Đức tin cũng giúp cho chúng ta khám phá ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong người nghèo khổ đơn côi sầu muộn mà ra tay giúp đỡ họ. “Tất cả những gì các con làm cho một trong những người nhỏ bé nhất của Thầy là các con đã làm cho chính Thầy vậy” (Mt 25,40).
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa và vô thần. Đức tin của chúng ta nhiều khi trở thành đối tượng nhạo báng chê cười hoặc một sự thách thức trong cuộc sống. Chỉ vì đức tin mà chúng ta phải chịu thua thiệt hoặc bị khước từ. Vì đức tin mà chúng ta được xếp vào loại công dân hạng hai, bị khinh chê và coi thường, nếu không nói là bị nguyền rủa và khai trừ. Hơn bao giờ hết trong môi trường sống hiện nay chúng ta cần phải có đức tin vững mạnh.
Như người mẹ hiểu thấu nỗi khốn khổ của con cái, Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã thiết lập Năm Đức Tin, bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, với mục đích khơi dậy nơi mỗi người tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin một cách trọn vẹn và xác tín hơn và đồng thời đổi mới và củng cố trong cuộc đời một cách cụ thể (Porte Fidei số 9). Đức Thánh Cha mong muốn mỗi người chúng ta trong Năm Đức Tin nầy phải học hỏi Lời Chúa để củng cố và đào sâu đức tin một cách mới mẻ để thích ứng với môi trường sống và làm chứng tá cho Chúa Kitô. Nhờ việc học hỏi Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện chúng ta sẽ khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, suy tư và hành động do đức tin chỉ đạo và quyết tâm sống cho Chúa Kitô và nếu có thể thì dấn thân rao giảng Tin Mừng cho những ai chưa nhận biết Chúa.
Đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha, mỗi người chúng ta, bất kỳ là ai, ở địa vị nào và đang ở đâu, hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và sống trọn vẹn ơn gọi của mình và trở thành những chứng nhân sống động và sáng ngời của Chúa Giêsu Kitô bằng đức tin vững mạnh, đức mến bao la, và niềm hy vọng vững bền. Như thế bạn và tôi, chúng ta trở thành những người rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc thế gian.
Có nhiều định nghĩa về đức tin. Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo số 26 và 27 nói về đức tin như một sự trả lời của con người dành cho Thiên Chúa, hoặc sự khát khao Thiên Chúa được khắc sâu trong trái tim con người. Công Đồng Chung Vatican đệ nhị nói về đức tin như “một sự vâng phục của lý trí và ý chí” sẵn sàng chấp nhận sự mặc khải của Chúa Kitô (Hiến Chế Tín Lý, số 5). Đức tin cũng có nghĩa là sự cậy trông tin tưởng tuyệt đối vào Đấng đã tạo dựng vũ trụ và con người từ hư không và ngay bây giờ Ngài có thể làm được mọi sự. Với ý nghĩa đó, Chúa Giêsu thường nói với những người bệnh tật xin Ngài cứu chữa: „Đức tin của con đã cứu cứu con“ (Lc 8,48).
Đức tin của người kitô hữu được chính thức công bố lúc đón nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Với đức tin của mình, người kitô hữu gia nhập Hội Thánh. Trong cộng đồng Hội Thánh, đức tin của chúng ta lớn lên, phát triển về mọi chiều kích. Chúa Thánh Linh là “Sức Sống“ của Hội Thánh và cũng là nguồn sinh lực nuôi dưỡng đức tin của chúng ta. Đức tin sống động và tăng trưởng nhờ Chúa Thánh Linh. Vì thế chúng ta phải để cho Chúa Thánh Linh hành động, phải hợp tác và lắng nghe lời Ngài.
Ngày nay Hội Thánh đang ở trong giai đoạn khủng hoảng đức tin, nói đúng hơn là người kitô hữu bị các thế lực thần dữ và thế gian tấn công. Trước những phát minh khoa học và những thành quả kì diệu của kỹ thuật, có nhiều người sa chước cám dỗ từ bỏ đức tin của mình với luận điệu “không tin, nếu chẳng có chứng cớ tuyệt đối”. Lý luận của “thế lực thù địch” xem ra đúng, nhưng không có cơ sở xác thực. Thật vậy, có rất nhiều điều trong phạm vi khoa học hoặc trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chưa bao giờ xem thấy, cũng chẳng hiểu biết gì hết mà chúng ta vẫn tin. Và ngược lại cũng có nhiều cái chúng ta xem thấy hoặc sờ mó mà chẳng hiểu gì hết. Thực ra kẻ thù của đức tin không phải là khoa học mà là sự kiêu ngạo đội lốt tân tiến văn minh. Câu chuyện sau đây chứng minh điều đó:
Louis Pasteur là một nhà bác học thiên tài, nhưng có tâm hồn khiêm tốn và cầu nguyện. Một hôm nhà bác học lấy xe lửa về Paris. Trong chuyến xe đó có một thanh niên trẻ ngồi cạnh nhà bác học nổi tiếng, nhưng chàng không biết ông là ai. Chỉ ít phút sau khi tàu lửa đã chuyển bánh, cụ già lấy từ túi áo ra một cỗ tràng hạt và bắt đầu thì thầm cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng hỏi cụ già: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”
Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”
Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?” Người sinh viên trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách báo đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”
Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên.
Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt rồi lặng lẽ rời sang toa xe khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.
Một khoa học gia đương đại, ông Werner von Braun, phó giám đốc NASA khẳng định: “Tất cả khoa học trên thế giới nói với chúng ta là phải tin vào Thiên Chúa ngay khi lòng tin của chúng ta đạt tới giới hạn của nó. Chúng ta cần tin vào Thiên Chúa không phải vì sợ hãi. Chúng ta cần có đức tin cũng như cần có bánh để ăn, nước để uống và không khí để thở”.
Phải có đức tin thật mạnh mẽ để chấp nhận rằng mình không có thể hiểu biết hết những điều mình tin. Trong địa hạt đức tin tất cả là mầu nhiệm, nhưng “Mầu nhiệm không phải là bức tường mà trí tuệ con người húc đầu vào, nhưng là một đại dương trong đó trí tuệ con người bị lạc lõng và mất hút”(Gustave Thibon). Vâng, đối tượng đức tin người ta không thể đem vào phòng thí nghiệm kiểm chứng được, nhưng là những chân lý mặc khải của Chúa Giêsu Kitô. Ngài “là Đường đi, là Sự sống, là chân lý”.
Chúng ta tin vào Đấng không những luôn luôn nói sự thật, mà còn là Đấng hướng dẫn chỉ đường đi cho chúng ta tìm được sự sống đích thực trường tồn. Như thế đức tin Kitô giáo có một ý nghĩa đặc biệt chứ không phải chỉ là „sự ưng thuận của trí tuệ “chấp nhận điều gì đó. Đức tin của chúng ta khác xa „lòng tin“ hoặc “sự tin tưởng” trong quan niệm thông thường. Chúng ta hãy hãnh diện về đức tin của chúng ta. Đức tin làm cho chúng ta thuộc về Chúa Kitô và trở thành con cái của Thiên Chúa. Nhờ đức tin mà Chúa Thánh Linh khơi động trong con tim của chúng ta một nguồn sinh lực ban sự sống đời đời. Với đức tin mà chúng ta đã đón nhận như món quà quí giá của Chúa Giêsu, chúng ta có thể an tâm chiến đấu với mọi thử thách đau khổ và cám dỗ ở đời nầy. Dù cuộc đời mỗi người chúng ta có trăm nỗi gian nan hiểm nguy và phải trải qua nhiều chướng ngải vật khó khăn, nhưng với đức tin và nhờ ân sủng của Chúa Giêsu chúng ta cũng sẽ được giải thoát an toàn.
Đức tin giúp chúng ta nhận thức rõ chính mình và nhìn thấy những việc Thiên Chúa làm chung quanh ta qua các biến cố lịch sử và những gì xảy ra hằng ngày. Đức tin thúc dục mỗi người phải sống đúng với ơn gọi của mình và đồng thời làm chứng cho Chúa Kitô trong môi trường sống của mình. Chính đức tin thúc đẩy chúng ta phải sống bác ái đối với tha nhân. Thánh Giacôbê Tông đồ cho chúng ta biết rằng đức tin sống động phải được thể hiện qua các việc bác ái (Gc 2,14-18). Đức tin cũng giúp cho chúng ta khám phá ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong người nghèo khổ đơn côi sầu muộn mà ra tay giúp đỡ họ. “Tất cả những gì các con làm cho một trong những người nhỏ bé nhất của Thầy là các con đã làm cho chính Thầy vậy” (Mt 25,40).
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới tục hóa và vô thần. Đức tin của chúng ta nhiều khi trở thành đối tượng nhạo báng chê cười hoặc một sự thách thức trong cuộc sống. Chỉ vì đức tin mà chúng ta phải chịu thua thiệt hoặc bị khước từ. Vì đức tin mà chúng ta được xếp vào loại công dân hạng hai, bị khinh chê và coi thường, nếu không nói là bị nguyền rủa và khai trừ. Hơn bao giờ hết trong môi trường sống hiện nay chúng ta cần phải có đức tin vững mạnh.
Như người mẹ hiểu thấu nỗi khốn khổ của con cái, Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã thiết lập Năm Đức Tin, bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, với mục đích khơi dậy nơi mỗi người tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin một cách trọn vẹn và xác tín hơn và đồng thời đổi mới và củng cố trong cuộc đời một cách cụ thể (Porte Fidei số 9). Đức Thánh Cha mong muốn mỗi người chúng ta trong Năm Đức Tin nầy phải học hỏi Lời Chúa để củng cố và đào sâu đức tin một cách mới mẻ để thích ứng với môi trường sống và làm chứng tá cho Chúa Kitô. Nhờ việc học hỏi Lời Chúa và siêng năng cầu nguyện chúng ta sẽ khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, suy tư và hành động do đức tin chỉ đạo và quyết tâm sống cho Chúa Kitô và nếu có thể thì dấn thân rao giảng Tin Mừng cho những ai chưa nhận biết Chúa.
Đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha, mỗi người chúng ta, bất kỳ là ai, ở địa vị nào và đang ở đâu, hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và sống trọn vẹn ơn gọi của mình và trở thành những chứng nhân sống động và sáng ngời của Chúa Giêsu Kitô bằng đức tin vững mạnh, đức mến bao la, và niềm hy vọng vững bền. Như thế bạn và tôi, chúng ta trở thành những người rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu chuộc thế gian.
Lm Phêrô Đan-Minh Trần Minh-Công O.Cist. (Thụy Sĩ)
(trích lại từ trang Truyền thông Công giáo TGP TPHCM)
(trích lại từ trang Truyền thông Công giáo TGP TPHCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét