Tranh của Từ Bi Hồng
Bức tranh “Người cưỡi ngựa” của Hàn Cán (đời Đường)
Tranh "Người cưỡi ngựa" của Triệu Mạnh Phủ (đời Nguyên)
Bức tranh "Tắm ngựa" của Triệu Mạnh Phủ (đời Nguyên)
Từ Bi Hồng (1895-1953), là một trong những danh hoạ hàng đầu của Trung Quốc và được biết đến như một nhà kỳ tài về vẽ ngựa. Là con trong một gia đình địa chủ, với hàng nghìn con ngựa quanh nhà, Từ Bi Hồng sớm hình thành sở thích ngắm ngựa.Yêu hội hoạ từ nhỏ, lớn lên ông được cha cho sang Pháp và Đức du học chuyên ngành hội hoạ (từ năm 1919 đến năm 1927). Từ Pháp trở về, ông quyết tâm khôi phục nền quốc hoạ chính thống tưởng chừng sẽ bị thất truyền sau bao biến cố chính trị của đất nước.
Ở hội họa Trung Quốc, người ta thấy rõ hai loại bút pháp. Công bút và ý bút. Tranh cổ đại đa số là công bút, vẽ vật thể gì thì cũng phải có đường viền, do vậy khiến cho nét vẽ bị cứng và thiếu sinh động. Ý bút thì ngược lại, nét bút phóng khoáng, sinh động vì đã loại bỏ được những đường viền. Ý bút thể hiện rất rõ trong các tranh vẽ ngựa của Từ Bi Hồng.
Nhờ tiếp thu phương pháp hình họa của phương Tây nên Từ Bi Hồng có điều kiện ký họa, nghiên cứu sâu về đặc điểm, cấu trúc, giải phẫu, hình dáng của loài ngựa. Ông đã vẽ rất nhiều về ngựa với đủ loại: độc mã, song mã, tam - tứ mã và cả bày ngựa tung bờm, tung vó, phi nước đại, bờm đuôi tung bay, tung vó tự do trong không gian mênh mông
Nhờ tiếp thu phương pháp hình họa của phương Tây nên Từ Bi Hồng có điều kiện ký họa, nghiên cứu sâu về đặc điểm, cấu trúc, giải phẫu, hình dáng của loài ngựa. Ông đã vẽ rất nhiều về ngựa với đủ loại: độc mã, song mã, tam - tứ mã và cả bày ngựa tung bờm, tung vó, phi nước đại, bờm đuôi tung bay, tung vó tự do trong không gian mênh mông
Những bức tranh của Từ Bi Hồng dù lột tả ngựa ở dáng nào, tư thế nào đi nữa thì chúng cũng không bao giờ trong tư thế tĩnh, mà luôn chủ động ngoái nhìn hay đầy tràn căng sức bật. Đó là nét độc đáo và xuất sắc trong tranh của ông.
Và thật lạ lùng, ông có cảm giác: sức sống của con ngựa từ phía sau được thể hiện một cách rõ nét nhất. Thế là ông chỉ chuyên tâm tìm cách lột tả sức sống, vẻ đẹp của con ngựa từ phía sau của nó.
Có thể nói Từ Bi Hồng là người đầu tiên vẽ phía sau của ngựa, lấy... mông ngựa làm tâm điểm trực diện của bức tranh. Trước đó các bậc tiền bối dù nổi tiếng về tài vẽ ngựa đến mức nào cũng không ai "lỡ" thử vẽ ngựa trong tư thế đó. Do đó ông sớm nổi tiếng ngay từ hồi còn trẻ vì những bức hoạ có một không hai này.
Ông được coi là một trong những thành viên thành lập phong trào nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện thực ở Trung Quốc và là một trong hai danh họa vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ 20 (Cùng với Tề Bạch Thạch).
Hiện tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh còn lưu giữ hàng nghìn bức ký hoạ ngựa bằng phấn màu, thuốc nước, chì than của ông.
(tong hop tu net)
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh.
Trả lờiXóa