Đức Phật có dạy: “một niệm sân nổi lên đốt tiêu rừng
công đức” vì tâm con người như con vượn chuyền hết cành cây
này sang cành khác, như con ngựa phi trên đường thiên lý khó
đuổi bắt kịp. Nhiều lúc chỉ cần một ý nghĩ lóe lên, rồi
thì tiếp theo có thể là bao nhiêu tưởng tượng, nghi ngờ, giận
hờn, trách móc, có khi còn đưa đến hậu quả đau thương đáng
tiếc không lường được.
Trong sách Trung văn “Thính hòa thuyết” có câu chuyện “Cái
búa” tiêu biểu cho tình trạng thất niệm trên, câu chuyện thế
này:
Có một người muốn treo bức tranh mà nhà anh chỉ có đinh, không
có búa. Người hàng xóm có búa. Thế là anh quyết định sang
người hàng xóm mượn búa. Sắp ra đi, anh ta chợt phân vân:
“Nếu như người hàng xóm không cho mượn thì sao? Hôm qua đây,
anh ấy chỉ chào mình một cách thờ ơ, có thể là anh ấy quá
vội việc, nhưng có thể sự vội vã của anh ấy là giả bộ
chứ kỳ thật anh ấy không bằng lòng mình. Nhưng cái gì làm cho
anh ấy không bằng lòng mình nhỉ? Mình có làm gì quấy với anh
ấy đâu! Điều này anh ấy chỉ có thể tự trách mình quá nghĩ
ngợi mà thôi! Nếu như có người mượn mình đồ dùng, mình cho
họ mượn ngay. Còn anh ấy, sao lại không cho mình mượn chứ? …
Mà lẽ nào mình lại cứ phải mượn của anh ấy mới được? Anh
ấy có cái gì ghê gớm đâu? Chẳng qua là một cái búa cùn. Mình
chịu đựng như vầy quá đủ rồi!!…
Thế là anh ta vội vàng chạy qua nhà kia nhấn chuông. Người hàng
xóm ra mở cửa, chưa kịp thốt hai chữ: “Chào anh” thì bị anh
ta xông thẳng đến nói xối xả vào mặt:
_- Này, hãy giữ lấy cái búa cùn của anh mà dùng một mình đi,
chẳng có cái gì ghê gớm đâu!
Từ chỗ đánh mất chánh niệm rồi đi tới buông lung tâm ý, chỉ
trong gang tấc và chúng ta dễ dàng bị cuốn lôi như nước dốc.
Ba độc tham, sân, si luôn rình chờ kẻ hở trong tâm ý chúng ta.
Đến khi tỉnh ngộ, hối tiếc thì đã quá muộn màng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét