Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

10 THẢM HỌA BÍ ẨN GIÁNG XUỐNG AI CẬP CỔ ĐẠI

        Có thật là những hiện tượng sau do Chúa trời làm ra, hay chỉ là sự mê tín mù quáng?
       Trước đây, kinh Khải Huyền đã dành 5 chương (từ VII-XII) để viết về sự trừng phạt của Chúa Trời lên nhà nước và người dân Ai Cập cổ đại do ngài quá giận dữ trước việc Pharaon bắt người Do Thái làm nô lệ, bất chấp mọi lời lẽ thuyết phục của Mô-xê, sứ giả của Chúa Trời. Theo ghi chép trong cuốn kinh, 10 thảm họa sau đã lần lượt giáng xuống đế chế:
1. Nước sông Nile biến thành máu, bốc mùi hôi tanh, tôm cá chết hàng loạt.
2. Ếch nhái bò khắp nơi.
3. Muỗi bay ngập trời.
4. Ruồi và thú hoang hoành hành.
5. Gia súc bị bệnh chết hàng loạt.
6. Da thịt bị bỏng rộp và không thể chữa trị được.
7. Mưa đá kèm sấm sét và lửa từ trên trời giáng xuống.
8. Nạn dịch châu chấu.
9. Bầu trời bị tối đen.
10. Con đầu lòng các gia đình Ai Cập chết hết.

         Hầu hết thảm họa trên vẫn xảy ra hàng năm ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tất cả cùng lúc thì nghe có vẻ hoang đường bạn nhỉ? Tuy nhiên, chuỗi sự kiện này đã xảy ra cách đây gần 3.500 năm và cũng kết thúc vào thời kỳ sụp đổ của nhà nước Ai Cập cổ đại, nô lệ Do Thái được giải phóng và rời khỏi Ai Cập. Đáng kinh ngạc hơn, các bằng chứng khảo cổ và lịch sử cho thấy 10 thảm họa chính xác đã xảy ra và theo đúng trình tự trên.

Sự trừng phạt là có thật?
        Tin hay không tùy bạn nhưng các nghiên cứu khoa học cho thấy 10 thảm hoạ tưởng như không ăn nhập gì lại là 1 chuỗi nguyên nhân và hậu quả rất logic. Bạn vẫn không tin, kiểm tra lại nhé?
Hiện tượng Thủy triều đỏ làm nước sông biến màu lạ.
          Có 3 giả thiết về thảm họa nước sông Nile. Thứ nhất, năm 1.500 TCN, một vụ phun trào của ngọn núi lửa Santorini bên bờ sông Nile đã làm dòng sông bị nhiễm bùn đỏ và ô nhiễm nặng. Khoáng chất này chứa nhiều oxit sắt và nhôm nên có màu đỏ và tanh như máu. Thứ hai, sự phát triển bùng nổ của tảo đỏ, còn gọi là hiện tượng Thủy triều đỏ, làm cho nước có màu nâu hoặc đỏ rực. Loài tảo bài tiết ra loại chất độc thần kinh cực mạnh giết chết mọi sinh vật dưới nước. Độc tới mức cá sấu sông Nile ăn nhiều xác cá bị nhiễm độc cũng lăn ra chết. Giả thiết cuối cùng là do hạn hán mà mực nước xuống thấp, cá không đủ oxy để thở dẫn đến chết hàng loạt và làm nước bị ô nhiễm nặng bốc mùi hôi tanh và biến màu.
         Thảm họa thứ hai, loài lưỡng cư, ếch có thể chạy lên bờ khi nước bị nhiễm độc và với 1 con sông lớn, dồi dào sinh vật như Nile thì chắc bạn có thể tưởng tượng sẽ có nhiều ếch nhái bò đi kiếm ăn khắp nơi như thế nào.
Ếch nhái bò lên cạn kiếm ăn do nước bị ô nhiễm.
         Ếch không thể sống thiếu nước, chúng sẽ chết hết chỉ trong vòng 24 giờ sau khi lên bờ. Khi ếch nhái chết cùng với cá, sẽ chẳng còn sinh vật nào đủ sức ngăn ruồi muỗi sinh sôi nảy nở. Chỉ khoảng vài tuần sau, bạn sẽ phải đối mặt với cả "biển" ruồi muỗi vo ve trong không khí. Híc! Đó chính là thảm họa thứ 3 và thứ 4.
Mùi ếch nhái chết sẽ chỉ hấp dẫn thêm ruồi muỗi từ nơi khác đến.
         Khi những sinh vật trung gian truyền bệnh kia được thoả sức bay lượn khắp nơi, bệnh dịch lan tràn sẽ là điều đương nhiên. Gia súc ốm yếu kiệt quệ vì bệnh dịch, con người thì bị lở loét vì rõ ràng y học thời đó chưa có kháng sinh cũng như chưa hề có khái niệm “nhiễm trùng”. Thảm họa thứ 5 và 6 xảy ra.
Gia súc rất dễ bị nhiễm bệnh lây từ côn trùng.
Vết côn trùng cắn bị hoại tử có thể sưng phồng và mưng mủ.
          Cội nguồn của thảm họa 7 và 9 nhiều khả năng do tro bụi núi lửa phun ra che khuất ánh sáng mặt trời cả vùng rộng lớn. Nếu thời gian che phủ quá lâu, nhiệt độ trong vùng tối sẽ bị giảm đi nhiều trong khi hơi nước thì không thể thoát ra ngoài và gây ra hiện tượng mưa đá kèm bão sét trên diện rộng. Bầu trời lúc đó nhìn khủng khiếp lắm!
Cũng có thể “bóng tối” là hiện tượng nhật thực toàn phần.
           Thiệt hại lớn nhất do mưa đá gây ra chính là nạn đói do cây trồng dập nát hết. Tuy nhiên tình hình sẽ cực kì tồi tệ nếu tất cả, ý tớ là mọi loài thực vật, đều bị chết hết sau loạt mưa đá kinh hoàng trước đó. Người Ai Cập luôn tích trữ rất nhiều lương thực nhưng châu chấu thì không. Do hết thức ăn, chúng tràn vào thành phố tàn phá kho thóc của con người với số lượng lên tới hàng trăm triệu con. Ngày nay, nạn dịch châu chấu vẫn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở Châu Phi. Đây là thảm nguyên nhân dẫn đến thảm họa thứ 8.
Trong 1 ngày, 100 con châu chấu có thể ăn bằng 2-3 người trưởng thành.
           Thảm họa 10 có lẽ là sự kiện vô lý và đầy chất mê tín dị đoan. Lúa mì của bạn bị ẩm ngay từ khi cất vào kho do trời liên tục đổ mưa và không hề có nắng, cộng thêm rất nhiều… phân châu chấu. Tất cả nguyên nhân trên sẽ biến kho lúa của bạn trở thành môi trường nuôi cấy nấm mốc đen cực kì độc hại. Ở Ai Cập cổ đại, đứa con đầu lòng, dù gái hay trai, đều ưu tiên nhiều nhất, được ăn tối đầu tiên với khẩu phần nhiều nhất nhà. Trong thời buổi đói kém, phần ăn (chứa đầy nấm mốc) của gia đình được dồn hơn nửa cho đứa con đầu lòng và hậu quả thế nào bạn cũng đã rõ.
Đến con trai cả của Pharaon cũng không thể tránh khỏi cái chết như bao đứa con đầu lòng khác.
          Cả 10 thảm họa đã làm suy sụp một đế chế hùng mạnh bậc nhất thế giới thời bấy giờ và giết chết không biết bao nhiêu người dân Ai Cập nhưng lại không ảnh hưởng gì đến người Do Thái. Lạ nhỉ? Nguyên nhân là người Do Thái không sống phụ thuộc vào sông Nile, nguồn thức ăn của họ lại đa dạng, rất ít chăn nuôi và chỉ làm đến đâu ăn đến đấy nên không bị ngộ độc hay bệnh dịch gì cả.
         Nếu bạn băn khoăn vì sao kinh Khải Huyền lại chính xác đến thế thì xin trả lời bạn là nó được viết sau đó tới cả trăm năm nên chỉ giống như 1 cuốn sách lịch sử thôi chứ chả ai biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai đâu.

Nguồn : iOne.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét