Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

CHỨC TƯ TẾ, NGÔN SỨ, QUÂN VƯƠNG NƠI GIÁO DÂN

                                          

Các anh chị Cựu HT thân mến
Trong một lần viết cho người bạn, tôi đã kể về nỗi trăn trở của tôi, trong hoàn cảnh hiện tại ( chỉ đi đến Nhà Thờ vào ngày  Chúa nhật, không tham gia các sinh hoạt của Giáo xứ...) tôi thấy mình " khô khan, nguội lạnh ". Người bạn đã gởi cho tôi bài này, tôi muốn chia sẻ với các anh chị.
Mong các anh chị góp thêm ý kiến về việc " Giáo dân cũng có thể NÊN THÁNH 

THỤY SỬU 
(HTR HTDC Phủ Cam, Huế)



Chức Tư Tế, Ngôn Sứ, Quân Vương nơi Giáo Dân

I- Lời dẫn nhập 
Vào ngày 19.9.09, dựa vào Kinh Thánh, Giáo Huấn và Sách Giáo Lý, tôi viết bài ”Chức Thánh trong Hàng Giáo Dân”. Nhìn tựa đề có chữ THÁNH, một số ”Kitô hữu” Công Giáo KHÔNG muốn đọc hoặc chỉ xem LƯỚT qua bài viết, rồi nhận định rằng tôi là kẻ PHẠM THƯỢNG, sánh mình ngang hàng với Linh Mục có chức THÁNH!!! (Bài của Lm Nguyễn Văn Độ và bài của JV. Ngọc Biển, Links số 5, ở cuối bài viết này, cũng cho hay rằng các THÀNH PHẦN của Giáo Hội được gọi là những người THÁNH.)
Lúc còn cai quản Giáo Phận Đà Lạt, sau khi đọc bài cũ ”Chức Thánh trong Hàng Giáo Dân”, với tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đức Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (nay là Hồng Y) đã trả lời cho tôi bằng bức thư dài gần chín trang đánh máy. Trong đó, ngài dùng các chữ ”Chúng tôi rất xúc động” tới bốn lần.
Thật ra, ngữ tính từ (adjective phrase) ”trong Hàng Giáo DÂN” tự nói lên sự KHÁC BIỆT với ngữ tính từ ”trong Hàng Giáo PHẨM” như tôi có trình bày trong bài viết bên dưới. Trong Kinh Thánh, KHÔNG có khái niệm ”giáo dân”, mà CHỈ thấy các danh xưng như là: Giáo Hội, Dân Chúa (Các Thánh), DÂN RIÊNG CỦA THIÊN CHÚA… SAU NÀY, Hội Thánh mới dùng các cách gọi: Hàng Giáo Sĩ, Hàng Tu Sĩ, Giáo Dân. Sách Giáo Lý (phù hợp với Kinh Thánh), ở số 823 và 1216, viết như sau: ”Vậy, Giáo Hội là Dân THÁNH của Chúa NÊN các THÀNH VIÊN của Giáo Hội ĐƯỢC gọi là CÁC THÁNH. Phép RỬA TỘI là hồng ân đẹp NHẤT, huy hoàng NHẤT trong các Thiên Ân… người đó được THÁNH HIẾN… là ánh sáng chói lòa…” Nhưng cũng xin hiểu rằng ”HỘI THÁNH” gồm có tội nhân, vừa thánh thiện, vừa phải tự thanh tẩy mình, rằng tất cả các THÀNH VIÊN của Giáo Hội đều PHẢI khiêm nhượng nhận mình là TỘI NHÂN như trong kinh CÁO MÌNH.

II- BÀI VIẾT (có sửa đổi vào ngày 29.10.2014) 
Trong Năm THÁNH đặc biệt dành RIÊNG để cầu nguyện cho Linh Mục, chúng ta đã được học, được xem nhiều bài viết về Chức Năng ”Tư-Tế, Ngôn-Sứ, Quân-Vương” của HÀNG GIÁO PHẨM. Vì thế, trong bài này, tôi CHỈ ”trích dẫn” Kinh Thánh, Giáo Lý Công Giáo nói về giáo DÂN vì họ là ĐẠI ĐA SỐ trong Hội Thánh. Yêu mến Hội Thánh do Chúa lập nên LÀ NUÔI DƯỠNG ĐỨC TIN vì Đức Tin là LINH HỒN của Hội Thánh.
Kinh ”CREDO: TÔI TIN” mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam dịch là ”Kinh Tin KÍNH” có ý nghĩa thật súc tích bởi vì ”tin” MÀ chẳng KÍNH là con số KHÔNG như lời dạy của Chúa Giêsu và của Thánh Phaolô. Thánh Giacôbê cũng khẳng định: ”Đức tin KHÔNG có hành động là đức tin CHẾT.” Tin mà KHÔNG có lòng ”KÍNH mến” LÀ chẳng tin gì cả! Trong mười hai điều tin, có bốn ”đặc tính bất khả phân ly” sau đây buộc người Công Giáo phải tuyên xưng về Giáo Hội, đó là: ”duy nhất, THÁNH THIỆN, công giáo và tông truyền.” (1) Bốn đặc tính này chứng minh điều sau đây:
Người viết bài này cũng có chức phận ”khác với” Mục Tử, nhưng nó cũng là Giáo Hội, là Kitô hữu, là Kitô khác, tức là giáo DÂN cũng ĐƯỢC MẶC LẤY CHÚA KITÔ để cùng sinh, sống, chịu khổ nạn, chịu tử nạn, chịu chôn với tội lỗi của mình, rồi được phục sinh, tức chiến thắng tội lỗi mà hiển trị VỚI Chúa Kitô như tiếng nhạc mở đầu chương trình phát thanh Đài Vatican: ”Christus vincit! Christus regnat! Christus, Christus imperat! – Kitô chiến thắng! Kitô ngự trị! Kitô, Kitô quản trị!”
Theo lời đề nghị của nhiều người, tôi xin mạo muội nêu lên nguồn gốc và ý nghĩa của các chữ ”tư tế, ngôn sứ, quân vương” như sau:

A- Chữ Hán-Việt ”tư tế, ngôn sứ, quân vương”
1- Tư tế
Có nghĩa là THÁNH HIẾN MÌNH. Trong bài ”ca nhập Lễ”, có câu: ”Con sẽ bước lên Bàn Thánh, TẾ LỄ MÌNH, làm CỦA LỄ HY SINH.” Chữ ”tế lễ mình” được dịch sang tiếng Pháp, Anh là ”se sacrifier, sacrifice oneself”, do gốc Latinh là ”se sacrificare”. Tiếp đầu ngữ ”sacri” là cách biến âm của chữ ”sacer” có nghĩa là THÁNH.
Chữ ”tư tế” được dịch từ chữ Latinh ”sacerdos, sacerdotis”, có nghĩa là ”linh mục, của linh mục”. Chữ này có hai thành phần: ”sacer” và ”dos, dotis” do động từ Latinh là ”dare, do, das, dedi, datum: cho, tặng, làm” (2), sang tiếng Pháp thành ”dot: hồi môn” là ”của riêng” mà người đàn bà mang theo để về nhà chồng. Khi bà ta qua đời hay đi tu thì của này được đưa vào tu viện. Chữ ”sacrement” hay còn gọi là ”acte sacramental” là ”phép THÁNHHÓA”, là nghi thức THÁNH HIẾN con người hay ”bánh-rượu Lễ” là đối tượng của phép ấy. Vì thế, khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy (Rửa Tội), tôi được ”cho” Dầu THÁNH, được DÂNG CHO Thiên Chúa để mặc-lấy-Đấng-THÁNH, để trở thành CON của Ngài, CON của Giáo Hội và CŨNG là Giáo Hội, tức là HIỀN THÊ của Chúa Giêsu, là BẠN ĐỜI của Ngài, KHÔNG phải là ”trăm năm”, mà đến ngày sau VĨNH HẰNG! Là ”Hiền Thê của Kitô” NÊN tôi có của ”Hồi Môn”, có Chức Tư Tế TRONG hàng giáo DÂN. (3)
2- Ngôn sứ
Như vậy, tôi CŨNG ”có chức” Ngôn Sứ cho người NGOÀI Đạo và cho người TRONG Giáo Hội. Xin trích dẫn Lời Chúa trong Kinh Thánh và Sách Giáo Lý để chứng minh điều mà tôi vẫn luôn xác tín như vừa RỒI, để nhiều giáo dân ĐỪNG cho rằng đó là điều không tưởng (utopie), để họ KHỎI lên án giáo dân ”quèn” như tôi là ”KẺ THẤP HÈN đòi xôi gấc, dám lộng ngôn, phạm thượng”, và để họ cũng được Chân Lý giải thoát KHỎI mặc cảm TỰ TI rằng họ không ”có chức” gì cả!
Nếu không có chức vụ THÁNH HIẾN MÌNH và NGƯỜI KHÁC, nếu CHẲNG nhận Chức Ngôn Sứ từ Chúa Kitô (Đấng được SAI ĐI Loan Báo Tin Mừng) THÌ tôi ”có chức” gì? Không lẽ là ”chức ma, chức quỷ”? Rõ ràng là KHÔNG vì Thánh Phêrô khẳng định: ”Ngõ hầu, nhờ đó, anh-chị-em được THÔNG PHẦN Bản Tính Thiên Chúa…” (2 Phêrô 1,4) Nếu là kẻ VÔ DỤNG, chẳng thèm LOAN BÁO Tin Mừng thì tôi như đầy tớ ĐEM CHÔN nén bạc, không biết làm lợi cho chủ, như HẠNG ”vô tri, bất mộ” Lời Chúa dạy trong Matthêô 5, 13-16:“Các con là MUỐI đất…, là ÁNH SÁNG cho thế gian… phải CHIẾU TỎA trước mặt thiên hạ để họ THẤY những việc TỐT ĐẸP của các con mà TÔN VINH CHA của các con trên Trời.”
3- Quân Vương
Là Kitô hữu nên tôi có chức ”quân vương” như Giáo Lý số 786 khẳng định: ”DÂN THIÊN CHÚA THỰC HIỆN CHỨC QUÂN VƯƠNG CỦA MÌNH bằng cách sống phù hợp với ƠN GỌI ẤY là phục vụ VỚI Chúa Kitô.” Giáo Lý số 1216 ghi tiếp: ”Chúng ta gọi phép RỬA TỘI là ƠN BAN ân sủng, SỰ XỨC DẦU, sự soi sáng, y phục KHÔNG hư nát, sự tắm bằng việc tái sinh, ẤN TÍN, và tất cả những gì QUÝ BÁU NHẤT.” (Tôi dịch hơi khác bản tiếng Việt của Tu-Sĩ Xa-lê-diên.)
Vâng, dù KHÔNG được ”đưa vào HÀNG” như Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế, nhưng, KHI được rửa tội, DÙ ở trong hàng giáo DÂN, tôi CŨNG đón nhận THÁNH LINH để trở thành QUÝ TỬ của Chúa; từ em bé nô lệ nguyên tội (péché originel), tôi được nâng LÊN (relevé) hàng ÂN TỬ, được xếp (ordonné: classifié) vào HOÀNG TỘC GIÊSU (Quân-Vương), được mở cửa VÀO sự sống TRONG Chúa THÁNH THẦN, vào các Bí Tích khác dành cho giáo dân vì Phép THÁNH Thanh Tẩy là NỀN TẢNG của đời sống Kitô hữu, VÌ TẤT CẢ các Bí Tích KHÁC đều QUY VÀO (ordonnés à) Phép THÁNH Thanh Tẩy. Rõ ràng Thánh Phêrô viết như sau:”Còn ANH-CHỊ-EM, dòng giống được tuyển chọn, HÀNG TƯ TẾ QUÂN VƯƠNG, một NƯỚC THÁNH THIỆN, dân tộc được sở hữu.” (I Phê-rô 2,9). Thánh Léon Cả (serm.4,1) nói: ”Dấu Thập Giá làm cho những người được tái sinh trong Chúa Kitô trở thành QUÂN VƯƠNG, việc xức Dầu Thánh Linh THÁNH hiến họ THÀNHLINH MỤC (l’onction du Saint-Esprit les consacre COMME PRÊTRES) để, NGOẠI TRỪ việc phục vụ ĐẶC BIỆT là THỪA TÁC VỤ của chúng tôi, TẤT CẢ các Kitô hữu có tinh thần và sử dụng lý trí của mình, nhận ra mình LÀ dòng giống QUÂN VƯƠNG này và LÀ người dự phần VÀO chức năng TƯ TẾ…Và còn gì mang tính tư tế CHO BẰNG hiến dâng lên Thiên Chúa lòng trong sạch và dâng lên BÀN THỜ LÒNG MÌNH hy lễ không tỳ vết của lòng đạo đức?” (số 786)
Trong phần nói về ”ba chức vụ” của giáo dân, số 897- 945, Sách Giáo Lý ghi nhiều điểm nổi bật của họ, đặc biệt ở số 899 như sau : ”Các tín hữu giáo DÂN nằm ở HÀNG ĐẦU HẾT trong sự sống của Giáo Hội; NHỜ HỌ, Giáo Hội là nguyên lý SỐNG ĐỘNG của xã hội. HỌ LÀ GIÁO HỘI.” Số 904 ghi thế này: ”Chúa Kitô hoàn thành chức năng ngôn sứ của Ngài KHÔNG CHỈ qua hàng giáo PHẨM (hiérarchie), mà CÒN qua giáoDÂN…” Cụ thể hơn nữa là các phần Giáo Lý sau đây:

B- Về Tư Tế
Khi gia nhập DÂN THIÊN CHÚA nhờ đức tin và Phép RỬA TỘI, CHÚNG TA dự phần vào ơn gọi ĐỘC NHẤT của Dân Tộc này: ơn gọi tư tế: Chúa Kitô, Thượng Tế được chọn giữa loài người, biến DÂN TỘC MỚI NÀY THÀNH vương quốc, những LINH-MỤC (3) cho Thiên Chúa, Cha Ngài. ĐÚNG THẾ, những NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC RỬA TỘI nhờ việc tái sinh và việc xức dầu của Thánh Linh, được THÁNH HIẾN ĐỂ LÀM nơi cư ngụ linh thiêng và HÀNG TƯ TẾ THÁNH THIỆN.

C- Về Ngôn Sứ
DÂN THÁNH của Thiên Chúa CŨNG dự phần VÀO chức năng Ngôn Sứ của Chúa Kitô. Nhất là HỌ LÀ NGÔN SỨ nhờ cảm thức siêu nhiên của đức tin vốn là tri năng của TOÀN Dân Ngài, giáo DÂN cũng như hàng giáo PHẨM khi DÂN NÀY kiên trì gắn bó với đức tin đã được truyền lại cho các THÁNH một lần là dứt khoát và khi họ đào sâu thêm sự hiểu biết về đức tin và trở thành chứng nhân cho Chúa Kitô nơi trần thế này.

D- Về Quân Vương
Sau cùng, DÂN THIÊN CHÚA dự phần VÀO chức năng quân-vương của Chúa Kitô. Chúa Kitô sử dụng vương quyền của Ngài bằng cách LÔI KÉO MỌI người đến với Ngài nhờ sự chết và phục sinh của Ngài. Chúa Kitô, Vua và Chúa vũ trụ, đã trở thành ĐẦY TỚ của mọi người, Ngài đến KHÔNG phải để được phục vụ, NHƯNG ĐỂ phục vụ và để hiến mạng sống của Ngài làm giá chuộc cho nhiều người. (Mt 20,28). Đối với các Kitô hữu, ”NGỰ TRỊ LÀ PHỤC VỤ NGÀI”, đặc biệt TRONG người NGHÈO và người ĐAU KHỔ, trong những người ẤY, Giáo Hội NHẬN RA hình ảnh của Đấng Sáng Lập ra mình.
Kinh Thánh và Sách Giáo Lý dạy như trên. Vậy thì có gì khác biệt giữa Hàng Giáo PHẨM và giáo DÂN không? Số 872 ghi: ”Do được tái sinh trong Chúa Kitô, giữa TẤT CẢ tín hữu của Chúa Kitô, có sự BÌNH ĐẲNG thật sự về phẩm giá và hoạt động, chiếu theo sự bình đẳng này, mọi người đều cộng tác vào việc xây dựng Thân Thể Chúa Kitô TÙY theo điều kiện và chức năng của mỗi người.”
Có sự khác biệt (4) KHÔNG có nghĩa là ”hơn, thua” vì Thánh Gioan Kim Khẩu dạy rằng ”nói hơn thua” GIỮA Hàng Giáo PHẨM và hàng giáo DÂN là CÓ TỘI!

III- Lời kết 
Ngày nay, giáo dân KHÔNG nói ”Tôi đi XEM LỄ”, mà có QUYỀN tuyên xưng: ”Tôi đi DÂNG LỄ! Đời tôi CŨNG là Thánh Lễ KÉO DÀI từ Thập Giá ở Canvê, trước Bàn Thờ, trong gia đình và ngoài xã hội DÙ tôi là đứa bất xứng, đầy tội lỗi.
Với những tâm tình vừa nêu, con xin các Ngài Mục Tử noi gương Chúa Cứu Thế, ÔM chiên vào lòng DÙ đó là chiên lạc hay là chiên ghẻ lở.

Đaminh Phan văn Phước
Đức Quốc, 19.9.09


Ghi chú:
1- Anh em Tin Lành không dùng chữ ”tông truyền” trong Kinh Tin Kính.
2- Chữ ”do, did” trong tiếng Anh mượn chữ ”do, dedi” của tiếng Latinh. Ví dụ: ”Could you do me a favo(u)r, please?” Chữ ”date, Datum: ngày, tháng, năm” là QUÀ ÔNG TRỜI cho. Chữ ”édition” là xuất bản, tức là cho ra ngoài. (e, ex: ngoài)
3- Gọi là ”chức linh mục cộng đồng” vì tất cả các tín hữu (giáo DÂN hay giáo sĩ thuộc hàng giáo PHẨM) ”đều được tham dự vào” (chức ấy) nhờ phép Rửa Tội. Sự tham dự này cho MỌI tín hữu khả năng tự mình dâng lên Chúa lễ tế Thánh Thể, NHỜ TAY LINH MỤC THỪA TÁC cũng như họ có thể kết hợp với lễ vật hy sinh là Chúa Kitô trong KHI RƯỚC LỄ và, NHƯ VẬY, được dâng chính MÌNH lên LÀM lễ thiêng liêng DÂNG LÊN THIÊN CHÚA.
4- Có nhiều sự khác biệt. Xin nêu vài điểm như sau: Giáo dân đọc Lời Truyền để tin, sống và truyền Đạo; Linh Mục đọc Lời Truyền để dâng Thánh Lễ thì bánh-rượu trở thành Thịt-Máu của Chúa Giêsu. Giáo dân chỉ có thể làm phép rửa tội khi cần kíp.
5- Links:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét