Những ngày cuối tháng 10, Đất Thánh
các Giáo xứ đông người đi tảo mộ. Bên
người thân yêu đang an nghỉ, con cháu, thân nhân thành kính đốt nến thắp nhang,
hiệp thông cầu nguyện.
Mỗi chiều, tôi ra Đất Thánh của Giáo
xứ cùng mọi người dọn dẹp cỏ rác, phát quang bụi rậm, sữa sang lễ đài, chuẩn bị
cho ngày lễ các đẳng linh hồn.
Nhìn những chiếc lá vàng rơi rụng khắp
Nghĩa Trang, tôi nghĩ về mùa thu, nghĩ về đời người và chiếc lá.
Nhớ bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư:
Em nghe không mùa thu.
Lá thu rơi xào xạc.
Con nai vàng ngơ ngác.
Đạp trên lá vàng khô.
(Tiếng thu)
Màu vàng của lá, màu úa của cỏ, nắng
nhạt gió chiều là hình ảnh đặc trưng của mùa thu. Mùa "chịu tang" của những chiếc lá
vàng. Ngồi nhìn lá rơi, mỗi chiếc lá chọn
cho mình một cách "chia tay." Có những chiếc lá ra đi trong sự quằn quại khổ
đau, dùng dằng bịn rịn như thể không muốn lìa cành; có những chiếc lá "hấp
hối" loạng choạng buông mình cách nặng nề nghiêng ngả trên mặt đất. Lại có những chiếc lá ra đi cách nhẹ nhàng
trong dáng điệu thướt tha buông mình theo gió. Những chiếc lá khác không bàng hoàng hối hả mà
chậm rãi, thanh thản, an nhiên rơi mình trên thảm cỏ xanh như thể một bông hoa
say trong giấc ngủ yên lành. Một đời lá
mong manh, chóng tàn phai rụng xuống. Mới
đó, lá còn xanh tươi, mà nay đã úa vàng lìa cành.
Đời người có khác chi một chiếc lá
cuối thu. Có những người ra đi trong bấn
loạn, hối tiếc, khổ đau, nặng nhọc. Lại
có người ra đi về với cội nguồn một cách thanh thản nhẹ nhàng thanh thản. "Lá rụng về cội." Lá rơi bên gốc cây. Lá chờ đợi một quá trình sinh học để trở thành
dinh dưỡng nuôi cây. Lá góp thân xác tàn
úa để trả ơn cho cây. Đời lá ngắn ngủi
mà đầy ý nghĩa nhân sinh.
Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Thánh
Kinh: "Có thời sinh ra, có thời chết
đi" (Gv 3,2). Mỗi loài thụ tạo
đều có thời hạn của nó. Đời người như
chiếc lá mỏng manh, ngắn ngủi. Chỗ dựa
trần gian chẳng an toàn vững chắc. Tiền bạc vật chất, bằng cấp, kiến thức, chức
quyền đều chóng tàn phai. Sức khoẻ, sắc
đẹp hao mòn rồi rệu rã theo tuổi đời năm tháng.
Nhìn lá vàng rơi, ta nhận ra sự thật
cay đắng nhất của đời người là sự chết. Nó
chẳng từ ai, chẳng thương tiếc ai. Nó đến
bất ngờ làm ta bang hoàng. Phải bỏ lại tất
cả mọi thứ ta gắn bó và gom góp suốt đời để ra đi với hai bàn tay trắng. Cái chết của mỗi người là một chuyến đi cuối
cùng. Một chuyến đi quyết định và quan
trọng. Một chuyến đi vĩnh viễn không bao
giờ trở lại. Một chuyến đi một vài tuần
về thăm quê nhà, một chuyến đi nghỉ hè đôi ba ngày... tôi đã phải sắp xếp chuẩn
bị nhiều ngày, có khi nhiều tuần .... Nhưng
tôi đã chuẩn bị được những gì cho chuyến đi cuối cùng và thật quan trọng của cuộc
đời tôi? Tôi có nỗ lực để xắp xếp chuẩn
bị cho chuyến đi vĩnh viễn và không bao giờ trở lại này không?
Nhìn lá vàng rơi, ta nhớ lời Thánh Vịnh:
"Đời sống con người giống như cây cỏ,
như bông hoa nở trên cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc
không còn mang vết tích" (Tv 102,15-16).
Dù văn minh đến dâu, con người vẫn không thắng nổi cái chết bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Giàu nghèo sang hèn, trí thức hay bình dân, văn minh hay lạc hậu... ai ai rồi cũng phải chết. Đứng trước cái chết, mọi người đều bình đẳng. Sống là chuẩn bị cho con người đi về với cái chết. Suy tư về cái chết là suy tư về sự sống. Chết là một phần của sự sống bởi lẽ trong sự sống đã có sự chết. Nó là cánh cửa nối liền hai thế giới như cửa sông đưa giòng nước vào nguồn biển rộng. Cứ theo định luật tự nhiên, con người được sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Đó là định luật chung của con người. Không ai có thể sống mãi mà không chết. Các vua chúa ngày xưa đã cố công đi tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng họ cũng chết. Để sống cách trọn vẹn, phải can đảm chấp nhận sự sống lẫn sự chết. Đời người ngắn ngủi như chiếc lá như lời Thánh Vịnh:
Dù văn minh đến dâu, con người vẫn không thắng nổi cái chết bằng sức mạnh của khoa học kỹ thuật. Giàu nghèo sang hèn, trí thức hay bình dân, văn minh hay lạc hậu... ai ai rồi cũng phải chết. Đứng trước cái chết, mọi người đều bình đẳng. Sống là chuẩn bị cho con người đi về với cái chết. Suy tư về cái chết là suy tư về sự sống. Chết là một phần của sự sống bởi lẽ trong sự sống đã có sự chết. Nó là cánh cửa nối liền hai thế giới như cửa sông đưa giòng nước vào nguồn biển rộng. Cứ theo định luật tự nhiên, con người được sinh ra, lớn lên, già đi và chết. Đó là định luật chung của con người. Không ai có thể sống mãi mà không chết. Các vua chúa ngày xưa đã cố công đi tìm thuốc trường sinh bất tử nhưng họ cũng chết. Để sống cách trọn vẹn, phải can đảm chấp nhận sự sống lẫn sự chết. Đời người ngắn ngủi như chiếc lá như lời Thánh Vịnh:
Đời con là một kiếp phù du,
Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi.
Sống làm người ai không phải chết,
Ai cứu nổi mình thoát quyền lực âm ty?
(Tv 88,48-49)
Con người không có quyền gì trên sự
chết và sự sống. Sống và chết là kỳ công
và đều bởi Thiên Chúa. Sự sống là mong
manh, thế mà Thiên Chúa lại phải đánh đổi bằng máu của các tiên tri, bằng mạng
sống của Con yêu dấu là Chúa Giêsu.
Nhìn lá vàng rơi ta nghĩ về cuộc đời
lữ thứ. Xin đừng mưu mô tính toán mà làm
gì. Xin đừng chia rẽ và thù ghét làm
chi. Cuộc đời này thật ngắn, tiền bạc
trên thế gian này nhiều lắm, bàn tay ta có tham mấy cũng chẳng vơ vét hết được.
Rồi đến lúc bàn tay xuôi xuống, lạnh
cóng, cô đơn, chẳng nắm giữ được gì.
Để có được sự ra đi trong thảnh thơi
nhẹ nhàng và đong đầy niềm tin hy vọng ngày mai tươi sáng, ta hãy định nghĩa cuộc
đời mình bằng sự "hiện hữu", đừng bao giờ là sự "sở hữu". Ta hãy chọn phương châm "sống với"
chứ đừng "sống vì". Thấu cảm
được ý nghĩa về cuộc đời thì ta mới nhẹ nhàng, thanh thản ra đi mà không vướng
bận, không ưu phiền.
Như ai đó đã từng nói: "Ngày ta sinh ra đời, mọi người cười ta khóc. Hãy sống như thế nào để khi ra đi mọi người khóc ta cười".
Như ai đó đã từng nói: "Ngày ta sinh ra đời, mọi người cười ta khóc. Hãy sống như thế nào để khi ra đi mọi người khóc ta cười".
LM
Giuse Nguyễn Hữu An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét