Chuyện khỉ năm Thân
Khỉ xưa nay vẫn được tiếng là thông minh, làm được những việc mà nhiều loài khác không làm được. Nhân Xuân Bính Thân, xin được kể một số câu chuyện vui, thậm chí khó tin về loài khỉ.
Dạy khỉ làm Osin
Tại Boston (Mỹ) có một trường học rất kỳ lạ. Học viên của nhà trường này không phải là các thanh, thiếu niên, mà là những chú khỉ châu Phi. Tại đây chúng được dạy nghề, những chú khỉ tốt nghiệp sẽ được đưa tới các gia đình những người tàn tật độc thân để làm Osin phục vụ họ. “Trợ thủ tốt” là tên của trung tâm dạy nghề đặc biệt này. Điều đáng nói là các phòng học không hề thua kém bất cứ một trường đại học nào. Mỗi phòng có 25 bộ bàn ghế, trên bục giảng có một tivi, trên tường có gắn loa phóng thanh. Giáo viên của lũ khỉ là những nhà động vật học bậc thầy đã có kinh nghiệm dạy thú trên 20 năm. Mỗi khóa học của lũ khỉ kéo dài từ l đến 2 năm.
Bài học đầu tiên của chúng là học cách để đồ vật. Giáo viên đưa cho mỗi học viên khỉ một trái bóng tròn rồi dạy chúng đặt vào chiếc cốc để khá xa. Những học viên nào hoàn thành bài học này mới được học bài tiếp theo. Bài thứ hai là nhận biết đường đi theo các dấu hiệu. Giáo viên dạy chúng đi theo sự chỉ dẫn bằng đèn laser. Bài này là thách thức lớn đối với loài khỉ vốn thích tự do, giáo viên phải áp dụng biện pháp thưởng phạt phân minh.
Chú khỉ nào hoàn thành bài học thì được thưởng chuối, còn nếu không nghe lời thì bị phạt roi. Các bài tiếp theo là học cách mở cửa, lấy thư báo, mở cửa tủ lạnh, mở CD. Những bài học này không kém phần gay go đối với các học trò khỉ. Theo tính toán thì chi phí cho việc đào tạo một học viên khỉ không kém một sinh viên đại học, sinh hoạt phí và học phí chi cho mỗi học viên đặc biệt này lên tới 2 vạn USD/năm.
Khỉ hái dừa
Bị bắt từ khi còn nhỏ, bị xích lại và được huấn luyện để hái hơn 1.000 quả dừa mỗi ngày. Đó chính là số phận chung của những chú khỉ đáng thương trong ngành công nghiệp sản xuất nước dừa trị giá tỷ đô tại Thái Lan. Theo đó, những chú khỉ con này sẽ bị đưa vào các “trại huấn luyện” để được “đào tạo” hái các loại quả đặc biệt.
Theo thống kê, mỗi năm Thái Lan sản xuất được trên 1 triệu tấn dừa và đa phần đều được hái bởi những chú khỉ. Và tất nhiên, những chú khỉ này sẽ phải làm việc liên tục từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều mỗi ngày, trừ những lúc trời mưa. Tuy nhiên, nếu được “nghỉ ngơi” thì những chú khỉ luôn bị ép phải đeo rọ mõm và bị xích lại bên gốc cây hay chân lều khiến chúng không thể di chuyển tự do hay giao tiếp với đồng loại của mình. Một chú khỉ được huấn luyện tốt mỗi ngày có thể hái hơn 1.000 quả dừa – một hiệu suất cao hơn rất nhiều so với con người và có thể được bán với giá lên tới gần 2.000 USD.
Tại nhiều nơi, những chú khỉ hái dừa thậm chí đã trở thành một đối tượng thu hút khách du lịch cực kỳ hiệu quả. Nhiều người chủ còn huấn luyện những chú khỉ thu thập dừa trên mặt đất lên xe kéo để tránh cho họ phải thực hiện công việc nặng nhọc này. Điều duy nhất mà họ phải làm mỗi ngày chỉ là trông chừng những chú khỉ hái dừa rồi mang dừa đem bán. Dù việc sử dụng khỉ để thu hoạch dừa không gặp phải lệnh cấm gì ở Thái Lan, thậm chí có người còn cho rằng nó an toàn và được việc hơn so với con người, nhưng một số nhà bảo vệ động vật lại cho rằng nông dân Thái Lan đang lạm dụng động vật hoang dã vào lợi ích của con người.
Khỉ làm bồi bàn
Nhà hàng Kayabuki ở Utsunomiya, bắc Tokyo gây chú ý với nhiều thực khách khi sở hữu hai chú khỉ bồi bàn thông minh và nhanh nhẹn. Yatchan – chú khỉ 16 tuổi – sẽ làm nhiệm vụ di chuyển khéo léo qua các dãy bàn và tiếp nhận yêu cầu dùng đồ uống của khách trong khi chú khỉ còn lại là Fukuchan đưa khăn nóng cho mọi người lau tay. Hai bồi bàn chuyên nghiệp này nhận được rất nhiều sự yêu thích và được “boa” khá nhiều đậu phộng sau mỗi lần phục vụ. Kaoru Otsuka – chủ nhà hàng – đã nuôi hai chú khỉ khá lâu.
Sau đó, ông phát hiện ra khả năng đặc biệt của chúng là có thể thực hiện vài việc vặt phục vụ khách hàng. Shiochi Yano – một vị khách thường xuyên tại nhà hàng – cho biết ông tin rằng những chú khỉ hiểu tiếng người. “Một lần tôi yêu cầu thêm bia, và thật ngạc nhiên Yatchan đã mang bia lại cho tôi. Nó dường như hiểu được mọi lời nói”. Theo luật bảo vệ động vật Có những nơi chốn đã được xem là điểm đến lý tưởng, thậm chí là “thiên đường” cho những ai muốn trải nghiệm một nơi đón chào năm mới thú vị. ở Nhật Bản, loài khỉ chỉ được phép làm việc trong nhà hàng 2h một ngày. Do đó, chủ nhà hàng Otsuka đang lên kế hoạch nuôi dạy thêm nhiều chú khỉ nữa để chúng có thể phục vụ mọi lúc.
Khỉ tắm suối nước nóng
Công viên Jigokudani nằm ở thung lũng của sông Yokoyu, tỉnh Nagano là nơi mà nơi những chú khỉ tuyết Nhật Bản chọn làm nơi tránh rét và thư giãn. Khỉ tuyết có tên chính thức là khỉ macaque, là một giống khỉ đặc trưng ở Nhật Bản. Chúng chỉ sống ở những nơi quanh năm tuyết phủ, không có bóng dáng của bất kỳ loài linh trưởng nào khác, trừ con người. Khỉ tuyết có bộ lông màu xám nâu, mặt đỏ và đuôi ngắn. Hiện có khoảng 160 chú khỉ sống tại vườn quốc gia Joshinetsu Kogen, nơi công viên Jigokudani tọa lạc.
Công viên Jigokudani mở cửa quanh năm nhưng mùa tuyệt nhất để ghé thăm nơi đây là mùa đông, từ tháng Một đến tháng Hai, khi thung lũng được trải một lớp thảm tuyết trắng xóa và những chú khỉ tinh nghịch vui đùa trong bể tắm nóng. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới mức đóng băng, những chú khỉ tuyết Nhật Bản lũ lượt kéo nhau xuống thung lũng tắm suối nước nóng. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các chú khỉ quay trở lại rừng để tìm nơi trú ẩn sau một ngày thư giãn tuyệt vời. Hiện có khoảng 160 chú khỉ sống tại vườn quốc gia Joshinetsu Kogen. Hình ảnh khỉ tuyết hưởng thụ cảm giác khoan khoái khi tắm suối nước nóng khiến nhiều du khách thích thú quay chụp.
Hà Nguyễn
|
Lấy cái tay rao nào, hiện vật cấm sờ nhé...
Chàng khỉ bị lừa tình...
Anh em nhà ta đùa giỡn vui lắm..
Mình tè mà nó không biết, hí hí..
Uống say cho quên đi nỗi sầu...
Anh sẽ bảo vệ em, tình yêu của anh.
Khi chàng khỉ nhìn nàng khỉ khác..
Khỉ cười đểu nhỉ.
Xin trời đừng mưa nữa.. tôi lạnh lắm..
Mùa Đông lại đến với gia đình tôi.
Suốt ngày ăn chuối phát ngán rồi.
Ngon lắm, ăn miếng nè, mới nhặt được đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét