Lửa phục sinh (Osterfeuer/ Easterfire)
Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái. Nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện. Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt trời, họ xem ánh lửa như thần thiêng. Miền bắc Na Uy không có mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời. Ngược lại, mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất này sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa phục sinh cũng là nguồn sống của con người.
Lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa đã mang đến cho chúng ta. Từ năm 750, ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh.
Nến phục sinh (Osterkerze/ Eastercandle)
Các Tôn giáo đều sử dụng nến (đèn cầy) để đốt sáng trên bàn thờ. Ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm. Năm 384, lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hiêrônimô (347- 419) viết về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống. Đến năm 417, Đức Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Từ thế kỷ thứ 7, thánh địa La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh, cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo đạo Thiên Chúa sử dụng cho đến ngày nay.
Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, các tín hữu sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh. Cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng tội lỗi và sự chết. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa: Khởi nguyên và tận cùng của tiếng Hy Lạp. Điều đó tượng trưng cho Chúa Giêsu là khởi đầu và cuối cùng. Chung quanh cây nến ghi số năm với ý nghĩa "Chúa Giêsu là Đấng cứu độ: Hôm qua, hôm nay và mãi mãi". Trong các lễ nghi phụng vụ của Giáo Hội như Rửa tội hay An táng, nến phục sinh được thắp sáng.
Trứng (Ostereier/ Easter egg)
Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy phục sinh (Ostersamstag) người ta có thói quen luộc trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sỡ: màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn; màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội; màu vàng cho sự khôn ngoan; màu trắng thể hiện sự thanh bạch và màu cam thể hiện sức mạnh. Trong lễ Phục Sinh, người ta bỏ những quả trứng đó vào trong giỏ với những thức ăn khác để mang đến nhà thờ.
Trứng còn là biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết, người chết được tẩm liệm trong quan tài hình quả trứng, biểu tượng cho sự cứu chuộc và sự sống đời sau. Cũng chính vì vậy mà trên nắp quan tài, người ta thường cúng cơm với trứng gà.
Sau cùng, người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, cũng vậy, Chúa Giêsu sau khi bị hành hạ, đánh đập rồi bị đóng đinh vào thập giá, Ngài đã thực sự chết và sau ba ngày, Ngài đã đội cửa mồ và sống lại.
Thỏ phục sinh Osterhase/ Easter bunny
Thỏ vốn là con vật hiền lành, không làm hại sinh vật nào bao giờ. Thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú... uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh nhằm đề phòng bất trắc. Chính vì vậy mà đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tiếng động trước sự tấn công.
Nữ thần ái tình Hy Lạp "Liebesgưttin Aphrodite" cho đến Nữ Thổ Thần Nhật "Erdgưttin Holda" đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz - Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ.
Các nhà sinh vật học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nên được xem là biểu tượng của sự sinh nở phong phú. Một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con. Mùa xuân đến, các chú thỏ non vào tận trong vườn để tìm thức ăn. Trong lễ Phục Sinh, người lớn đã đem giấu những quả trứng phục sinh được sơn nhiều màu trong các khu vườn, rồi cắt nghĩa rằng: những quả trứng đó là do các chú thỏ mang tới.
Thành phố Zurich (Thụy Sĩ) là nơi phát xuất ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Từ năm 1875, các hãng sản xuất kẹo bánh đã làm những chú thỏ bằng schololate.
Hoa phục sinh
Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em và các loại hoa thường dùng như: Thủy tiên, Cúc đồng, Bồ công anh…
(Góp nhặt)
(Nguồn : giaophanthaibinh.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét