1. Chúa Nhật Hiện Xuống đánh dấu ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ
2. Chúa Nhật Hiện Xuống diễn ra sau lễ Phục Sinh 50 ngày.
3. Kinh Thánh ghi lại ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Cv 2, 1-13
4. Chúa Thánh Thần đến sau khi Đức Giêsu Kitô lên trời 10 ngày.
5. Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được xem như “Sinh nhật của Hội Thánh”
6. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là để thực hiện lời hứa của Chúa Giêsu đó là Thầy sẽ gửi “Đấng Bảo Trợ” và “Thần Khí sự thật” đến với anh em. (Ga 16, 5-15)
7. Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tạo làn sóng loan báo Tin Mừng quy mô lớn sau khi Chúa Giêsu về trời. Theo Cv 2, 41 ghi nhận rằng sau khi thánh Phêrô, được tràn đầy Thánh Thần, rao giảng trước đám đông, đã có thêm khoảng 3000 người chịu phép rửa.
8. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, hay còn gọi là Lễ Ngũ Tuần – cái tên này được phát xuất từ một sự kiện trong Tân Ước (Cv 2)
9. Người Do Thái cũng tổ chức mừng Lễ Ngũ Tuần, nhưng nó không giống với các Kitô Hữu. Họ mừng Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm việc Thiên Chúa ban 10 điều răn trên núi Sinai 50 ngày sau khi họ thoát khỏi ách nô lệ. Theo truyền thống của người Do Thái, họ tổ chức lễ Ngũ Tuần sau Lễ Vượt Qua 50 ngày.
10. Trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, Chúa Thánh Thần thường được tượng trưng bằng màu đỏ, đó là biểu tượng lửa của Chúa Thánh Thần.
John Nguyễn
(Nguồn :http://www.kath-vietnamesen.de/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét