1*Những sách Thánh nào được coi là Kinh Thánh, có Thánh Thần linh ứng, linh hứng (inspiration) sách nào không?
- Những sách đã được Thánh truyền từ những thế kỉ đầu và Quyền giáo huấn Giáo hội Công giáo (qua Công đồng Tridentinô năm 1546) nhìn nhận đưa vào Sổ Bộ (Canon -Chính lục Kinh Thánh) thì kể là Sách có "linh ứng".
Công đồng Tridentinô tuyên bố: "Tất cả 46 tác phẩm của Cựu ước, như có trong Kinh thánh hiện giờ, là của Chúa, và có ơn linh ứng, như các tác phẩm của Tân ước, như đã được Công đồng tại Phi châu (1501-04) ấn định trước kia. Công đồng Vatican 1 nhắc lại quyết định của Công đồng Trentô, và cũng tuyên bố như vậy (Dz 3006-3029).
Công đồng Vatican 2 cũng tuyên bố như sau: "Giáo Hội Mẹ Thánh, nhờ đức tin tông truyền, xác nhận rằng toàn bộ Cựu ước cũng như Tân ước với tất cả các thành phần đều là sách thánh và được ghi vào bản chính lục Kinh Thánh( Sổ Bộ): bởi lẽ được viết ra dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần (x. Gio 20,31; 2Tm 3,16; 2P 1,19-21; 3,15-16). Nên tác giả của các sách ấy là chính Thiên Chúa và chúng được lưu truyền cho Giáo Hội với tình trạng như vậy". (Mk 7-10).
- Thêm nữa: "Nhưng để viết các sách thánh, Thiên Chúa đã chọn những người và dùng họ trong khả năng và phương tiện của họ, để khi chính Ngài hành động trong họ và qua họ 3, họ viết ra như những tác giả đích thực tất cả những gì Chúa muốn, và chỉ viết những điều đó thôi".(Mk số 11).
2. Cựu Ước (Old Testament) gồm những sách nào?
- Cựu Ước gồm 46 cuốn chia ba loại:
* Loại Lịch sử 21 cuốn,
* Loại Giáo huấn 7 cuốn,
* Loại Tiên tri 18 cuốn.
(Các sách Cựu Ước trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai và con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào, tuy có nhiều khuyết điểm và tạm bợ, nhưng các sách ấy minh chứng khoa sư phạm đích thực của Thiên Chúa. Do đó, các Kitô hữu phải thành kính đón nhận các sách này, vì chúng diễn tả một cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Ngài, những tư tưởng khôn ngoan và hữu ích về đời sống con người, những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu, và sau cùng ẩn chứa mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta (Mk 15).
3. Tân Ước (New Testament) gồm những sách nào?- Tân Ước gồm 27 cuốn cũng chia ba loại:
* Loại Lịch sử (5 cuốn) gồm: 4 Phúc âm: Matthêu, Marcô, Luca, Gioan và Công vụ Tông đồ.
* Loại Giáo huấn (21 cuốn) gồm: 14 thư Phaolô và 7 thư của các tông đồ: Phêrô (2), Gioan (3), Giacobê (1), GiudaTadeo (1).
* Loại Tiên tri (1 cuốn): Chỉ có sách Khải huyền (The Revelation) của Gioan Tông đồ.
(Trong các sách Tân Ước, sách Phúc Âm (Tin mừng) đáng chiếm địa vị ưu đẳng, vì Phúc Âm là chứng tá chính yếu về đời sống và giáo lý của Chúa Kitô Ngôi Lời Nhập Thể, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta(Mk 17).
4. Thánh kinh có thống nhất (unity) từ đầu tới cuối không, hay có những chỗ mâu thuẫn giáo lí?
- Thánh kinh từ cuốn đầu tới cuốn chót, tuy do nhiều thời khác nhau, nhiều người viết khác nhau, và đề tài mỗi cuốn sách khác nhau, nhưng toàn bộ Thánh kinh có một tính cách duy nhất lạ lùng.
Người ta đọc những trang đầu của Thánh kinh tiên báo một Đấng Cứu thế sẽ giải phóng nhân loại (St 3,15), những trang chót trình bày Chúa nơi thành Giêrusalem thiên quốc, cùng với những kẻ sẽ được cứu chuộc nhờ cuộc tử nạn của Người (Kh 5,9; 21,3).
(Hiến chế Mk số 16 viết: "Thiên Chúa Ðấng linh ứng và là tác giả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước.)
5. Người Công giáo có quyền tự giải thích Thánh kinh như người Tin lành, hay Ai có quyền giải thích Thánh kinh?
- Trong Giáo Hội Công giáo, chỉ có Giáo hội có quyền giải thích Thánh kinh,
Vì GH được TC trao cho sứ mệnh gìn giữ và giải thích KT.
(Vì Sách Thánh chứa đựng những chân lý vượt trên trí năng nhân loại, nên trong việc chú giải, tìm hiểu Sách Thánh, không được theo ý riêng của mình, nhưng phải khiêm nhường theo những lời giáo huấn của Giáo hội. "Phải được đọc và giải thích trong Chúa Thánh Thần, trong sự thống nhất của toàn bộ" (Mk 12).
6. Muốn bổ ích cho tâm hồn, sau khi đọc đoạn Kinh thánh phải im lặng giây phút để Cầu nguyện thật lòng với Chúa, nghĩ xem Chúa muốn gì, và cá nhân quyết định làm hay không làm gì theo bài Kinh thánh ?.
* Loại Lịch sử 21 cuốn,
* Loại Giáo huấn 7 cuốn,
* Loại Tiên tri 18 cuốn.
(Các sách Cựu Ước trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai và con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào, tuy có nhiều khuyết điểm và tạm bợ, nhưng các sách ấy minh chứng khoa sư phạm đích thực của Thiên Chúa. Do đó, các Kitô hữu phải thành kính đón nhận các sách này, vì chúng diễn tả một cảm thức sâu sắc về Thiên Chúa, tàng trữ những lời giáo huấn cao siêu về Ngài, những tư tưởng khôn ngoan và hữu ích về đời sống con người, những kho tàng kinh nghiệm tuyệt diệu, và sau cùng ẩn chứa mầu nhiệm cứu rỗi chúng ta (Mk 15).
* Loại Lịch sử (5 cuốn) gồm: 4 Phúc âm: Matthêu, Marcô, Luca, Gioan và Công vụ Tông đồ.
* Loại Giáo huấn (21 cuốn) gồm: 14 thư Phaolô và 7 thư của các tông đồ: Phêrô (2), Gioan (3), Giacobê (1), GiudaTadeo (1).
* Loại Tiên tri (1 cuốn): Chỉ có sách Khải huyền (The Revelation) của Gioan Tông đồ.
(Trong các sách Tân Ước, sách Phúc Âm (Tin mừng) đáng chiếm địa vị ưu đẳng, vì Phúc Âm là chứng tá chính yếu về đời sống và giáo lý của Chúa Kitô Ngôi Lời Nhập Thể, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta(Mk 17).
Người ta đọc những trang đầu của Thánh kinh tiên báo một Đấng Cứu thế sẽ giải phóng nhân loại (St 3,15), những trang chót trình bày Chúa nơi thành Giêrusalem thiên quốc, cùng với những kẻ sẽ được cứu chuộc nhờ cuộc tử nạn của Người (Kh 5,9; 21,3).
(Hiến chế Mk số 16 viết: "Thiên Chúa Ðấng linh ứng và là tác giả các sách Cựu Ước cũng như Tân Ước, đã khôn ngoan sắp xếp cho Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước trở nên sáng tỏ trong Tân Ước.)
Vì GH được TC trao cho sứ mệnh gìn giữ và giải thích KT.
(Vì Sách Thánh chứa đựng những chân lý vượt trên trí năng nhân loại, nên trong việc chú giải, tìm hiểu Sách Thánh, không được theo ý riêng của mình, nhưng phải khiêm nhường theo những lời giáo huấn của Giáo hội. "Phải được đọc và giải thích trong Chúa Thánh Thần, trong sự thống nhất của toàn bộ" (Mk 12).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét