"Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt. 11,28).
Chúa Giêsu đã vào hoang địa 40 đêm ngày để ăn chay, cầu nguyện và kết hợp với Chúa Cha (Lc. 4,1). Chúa vào hoang địa tịnh tâm để chuẩn bị sứ mệnh rao giảng Tin Mừng. Noi gương Chúa Giêsu, hằng năm Giáo Hội cho chúng ta 40 ngày chay thánh để tìm về chính nguồn cuộc sống. Thời gian dài đủ để mỗi người có cơ hội cầu nguyện, ăn chay, làm việc bác ái và ăn năn hối cải. Cấm phòng là một thời gian tĩnh lặng trở về với Chúa và với lòng mình.
Cấm phòng còn gọi là tĩnh tâm. Tĩnh tâm cần có bầu khí thanh thoát và yên tịnh. Tĩnh tâm mà xô bồ, xôi động lại làm chúng ta trở thành động tâm. Tôi còn nhớ ngay khi còn ở Tiểu Chủng Viện, mỗi năm có ba ngày cấm phòng cho các chú. Những ngày cấm phòng không phải đi học, nhưng được nghe rất nhiều bài giảng, bài huấn đức và phải giữ im lặng. Im lặng ngay cả trong giờ ăn. Bầu khí xem ra lắng đọng và thánh thiện. Thật ra khi còn trẻ, tôi cũng không hiểu và ý thức nhiều về mục đích của những buổi cấm phòng. Suốt trong những ngày phòng, lúc nào cũng bút mực ghi ghi, chép chép các lời vàng ngọc của cha giảng phòng vào cuốn sổ tay, sau đó cất đi và chẳng mấy khi ngó lại.
Các cuộc cấm phòng nói chung bao gồm những buổi nghe giảng, thuyết trình, chia sẻ và cầu nguyện. Các vị giảng thuyết phải dọn bài để có một số kiến thức suy niệm, hướng dẫn sống đạo và áp dụng hành đạo. Nội dung của các bài giảng và thuyết trình thì rất dồi dào ý tưởng thâm sâu và có ý nghĩa. Những tư tưởng đạo đức này sẽ giúp ích cho mọi người tự phản ảnh và tự kiểm đời mình. Nhưng rồi việc tĩnh tâm và cấm phòng dần dần đi vào cách thức sinh hoạt, hội họp và học hỏi rộng rãi hơn, nên mọi người ít có cơ hội tĩnh lặng bên Chúa thật sự. Tĩnh tâm không phải chỉ đi tìm những sự hiểu biết, cảm xúc hay cảm giác nhất thời mà là một cuộc đổi đời trở về. Là một sự đánh động tâm linh thật sự để trở về cùng Chúa là nguồn tình yêu.
Tôi đã được tham dự rất nhiều buổi cấm phòng. Có những cuộc cấm phòng hằng năm, hằng tháng và những cuộc cấm phòng đặc biệt vào các dịp thụ phong chịu chức. Vào phòng rồi ra phòng, mỗi lần cấm phòng là mỗi lần hâm nóng lại đời sống tâm linh. Gợi nhớ lại những hồng ân Chúa đã trao ban trong cuộc sống và xét mình qua những hoa trái đã sinh lợi, rồi làm một quyết tâm nào đó cho tương lai. Có nhiều cuộc cấm phòng đã qua đi mà chẳng thu lợi được chi. Những giờ cầu nguyện và tham dự phụng vụ có lóe sáng nhưng rồi vụt tắt. Vì có thể chúng ta đã không có một quyết tâm cụ thể nào. Đôi khi chỉ làm một quyết định mơ hồ, ôm đồm nhiều qúa và cũng có thể vì không muốn thay đổi. Sau những ngày phòng, chúng ta trở lại cuộc sống đời thường và mọi sự đâu lại vào đó. Tính nào vẫn tật đó.
Nếu đi cấm phòng chỉ để nghe giảng hay chỉ để học hỏi thêm kiến thức, thì sự cấm phòng mất dần ý nghĩa thiết yếu. Việc quan trọng nhất là đi vào nội tâm và kết hợp với Chúa. Cấm phòng là một cuộc đi nghỉ ở lại bên Chúa. Cần có nhiều phút giây tĩnh lặng và cầu nguyện. Cấm phòng không phải lấp đầy thời gian bằng công việc này hay sinh hoạt kia. Cấm phòng không phải chỉ là bận rộn trong thụ động, mà là phải vận động tâm trí trở về với Chúa và với mình. Đi tận sâu vào tâm can mình để lắng nghe cõi lòng.
Trong cuộc sống, đi đâu chúng ta cũng có thể đi. Đôi khi chúng ta cũng chẳng quản ngại đường xá xa xôi, tiền bạc, công sức và thời gian. Chúng ta cảm thấy vui và phấn khởi khi đi được nhiều nơi và biết thêm nhiều thứ. Chính tôi cũng cảm thấy hình như hướng ngoại thì dễ hơn là hướng nội. Đi vào nội tâm của mình để xét mình thì rất ngại và khó khăn. Có rất nhiều người khi xét mình xưng tội, họ cũng không thể nhớ là đã xưng tội được bao lâu rồi. Nhìn lại mình nó sâu thẳm làm sao. Thật là ngại ngùng khi phải tự vấn lương tâm. Ngồi xét tội và lỗi lầm của người khác thì dễ dàng và dễ chịu hơn nhiều. Tội của mình thì chất đống, mắt bị che mờ và lương tâm cùn nhụt. Chúng ta chẳng muốn nhìn đến cái xấu xa của mình nữa. Chúng ta cứ lấp lém đi cho xong. Đã bao lần chúng ta đi cấm phòng nhưng cuộc sống của chúng ta vẫn thế, chẳng thay đổi được chi!
Điều quan trọng nhất trong việc tĩnh tâm là nhìn biết về chính mình. Biết mình đang sống ở nấc thang nào, để từ đó có thể đi lên hay đi xuống. Khi đời sống đạo đi xuống như bê tha, lười biếng, tội lỗi và thiếu sót bổn phận làm con Chúa. Chúng ta phải cố gắng sửa mình, tập tành nhân đức và hướng tới sự chân thiện. Khi sự hành đạo đang đi lên theo các khuynh hướng phô trương, vụ hình thức, khoe khoang và tự cao tự đại, khi đó chúng ta lại phải bước xuống trong khiêm hạ. Chúng ta nên nhìn vào tận thâm sâu của cách sống đạo và hành đạo. Những sinh hoạt bề ngoài xem ra thành công nhưng đời sống nội tâm đôi khi hời hợt. Chúng ta không nên đánh giá cuộc sống đạo chỉ dựa vào những mặt nổi bên ngoài.
Như xưa, sau một ngày các tông đồ bận rộn, vất vả và mỏi mệt, Chúa khuyên các ông hãy vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi. Người bảo các ông: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." (Mc.6,31). Ai cũng cần có sự nghỉ ngơi dưỡng sức và thư dãn tâm hồn. Trong Giáo Hội có nhiều phương thế giúp cho các tín hữu tìm về nguồn chân thiện. Có nhiều Giáo Xứ mở các Tuần Đại Phúc, Linh Thao và các cuộc cấm phòng kéo dài cả tuần. Nhiều người có cơ hội đi nghe giảng, có giờ cầu nguyện và có giờ suy gẫm và xét mình. Tĩnh tâm luôn là nhu cầu cần thiết cho tâm linh. Cấm phòng có nhiều hình thức. Có những cuộc cấm phòng dài một tháng liền. Có những cuộc cấm phòng một tuần hoặc ba ngày. Cúng có những buổi cấm phòng hay tĩnh tâm ngắn hạn, một buổi hay một vài giờ. Tùy theo hoàn cảnh môi trường và sinh hoạt của mỗi cộng đoàn.
Những sinh hoạt hội họp rất cần thiết về nhiều mặt trong cuộc sống. Hội họp để chia sẻ, góp ý và xây dựng cho nhau. Chúng ta không thể sống đơn côi hay độc hành trong đời sống đạo. Trong đời sống của Đạo Công Giáo, chúng ta rất may mắn có các Hội Đoàn và các Nhóm sinh hoạt. Các Hội Đoàn sống đức tin qua việc phục vụ và làm việc bác ái. Cùng sinh hoạt chung để nâng đỡ và khuyến khích nhau sống đạo tốt và nên trọn lành hơn. Chúng ta hãy quan sát hình ảnh một bếp lò cháy nóng bởi những cục than đỏ hỏn, nhắc nhở rằng mọi người hãy liên kết với nhau và cậy dựa bên nhau làm cho sức nóng tình yêu tỏa lan và sưởi ấm tâm hồn.
Tĩnh tâm hay cấm phòng đúng nghĩa là phải tịnh tâm và đi vào nơi thanh vắng để được kết hợp với Chúa. Chúa là nguồn sống và là niềm an vui cho tâm hồn. Chỉ khi nào chúng ta được an nghỉ trong Chúa, chúng ta mới hưởng nếm niềm vui đích thực. Thánh Augustinô đã miệt mài đi tìm kiếm Chúa khắp nơi qua sách vở, qua các học thuyết và qua kiến thức con người xã hội. Augustinô không thể thỏa mãn được cơn khát khao của tâm hồn. Cuối cùng ngài đã tìm gặp Chúa ngay trong tâm hồn mình. Ngài nói rằng Chúa ở trong con mà con lại đi ra ngoài tìm Chúa. Cho tới khi con tìm gặp được Chúa thì ra Chúa vẫn hiện diện đó trong trái tim con rồi. Thánh Augustinô cũng viết rằng lạy Chúa, trái tim của chúng con được dựng nên cho Chúa và chúng không thể nghỉ yên cho tới khi đươc an nghỉ trong Chúa.
Mỗi người đều mang hình ảnh của Chúa. Gặp gỡ anh chị em chung quanh là chúng ta đang gặp gỡ chính Chúa. Nhưng nếu chúng ta không có Chúa hiện diện trong tâm hồn, chúng ta khó có thể nhận biết Chúa nơi người khác. Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô. Có khi nào chúng ta mời Chúa đến cư ngụ trong tâm hồn của mình chưa? Chúng ta nghe Lời Chúa, rước Mình và Máu Thánh Chúa, nhưng nhiều khi chỉ làm như một thói quen. Chúng ta qúa quen với mầu nhiệm đức tin, nên nghĩ rằng đức tin không còn là mầu nhiệm nữa. Miệng lưỡi chúng ta lãnh nhận Mình Thánh Chúa Kitô nhưng tâm trí của chúng ta còn mải mê mãi nơi nào. Chúa đến với chúng ta nhưng chúng ta lại mở cửa ra đi. Cho nên mãi mãi chúng ta chẳng gặp được Chúa.
Với sự hợp nhất của cộng đồng của Dân Chúa, khởi đầu mỗi thánh lễ, chủ tế chào chúc mọi người: Chúa ở cùng anh chị em. Chúa ở cùng chúng ta mỗi khi chúng ta tụ họp cầu nguyện. Chúa phán rằng: Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ."(Mt. 18,20). Có Chúa hiện diện, chúng ta sẽ có sự bình an và niềm an vui. Sau khi sống lại từ cõi chết, mỗi lần Chúa hiện đến với các tông đồ, Chúa chúc lành cho các ông: Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! "(Lk. 24,36).
Tiên tri Giêrêmia đã ngụp lặn trong niềm tin vào Thiên Chúa, ngài viết: Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Chúa và có Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại và không ngừng trổ sinh hoa trái (Jer. 17,7-8). Lạy Chúa, trong những ngày chay thánh này, xin cho chúng con được đón nhận Chúa vào lòng chúng con và xin Chúa trở nên gia nghiệp đời chúng con. Xin Cho nguồn ân sủng tràn đổ trong tâm hồn chúng con để chúng con được no say tình Chúa.
Cấm phòng còn gọi là tĩnh tâm. Tĩnh tâm cần có bầu khí thanh thoát và yên tịnh. Tĩnh tâm mà xô bồ, xôi động lại làm chúng ta trở thành động tâm. Tôi còn nhớ ngay khi còn ở Tiểu Chủng Viện, mỗi năm có ba ngày cấm phòng cho các chú. Những ngày cấm phòng không phải đi học, nhưng được nghe rất nhiều bài giảng, bài huấn đức và phải giữ im lặng. Im lặng ngay cả trong giờ ăn. Bầu khí xem ra lắng đọng và thánh thiện. Thật ra khi còn trẻ, tôi cũng không hiểu và ý thức nhiều về mục đích của những buổi cấm phòng. Suốt trong những ngày phòng, lúc nào cũng bút mực ghi ghi, chép chép các lời vàng ngọc của cha giảng phòng vào cuốn sổ tay, sau đó cất đi và chẳng mấy khi ngó lại.
Các cuộc cấm phòng nói chung bao gồm những buổi nghe giảng, thuyết trình, chia sẻ và cầu nguyện. Các vị giảng thuyết phải dọn bài để có một số kiến thức suy niệm, hướng dẫn sống đạo và áp dụng hành đạo. Nội dung của các bài giảng và thuyết trình thì rất dồi dào ý tưởng thâm sâu và có ý nghĩa. Những tư tưởng đạo đức này sẽ giúp ích cho mọi người tự phản ảnh và tự kiểm đời mình. Nhưng rồi việc tĩnh tâm và cấm phòng dần dần đi vào cách thức sinh hoạt, hội họp và học hỏi rộng rãi hơn, nên mọi người ít có cơ hội tĩnh lặng bên Chúa thật sự. Tĩnh tâm không phải chỉ đi tìm những sự hiểu biết, cảm xúc hay cảm giác nhất thời mà là một cuộc đổi đời trở về. Là một sự đánh động tâm linh thật sự để trở về cùng Chúa là nguồn tình yêu.
Tôi đã được tham dự rất nhiều buổi cấm phòng. Có những cuộc cấm phòng hằng năm, hằng tháng và những cuộc cấm phòng đặc biệt vào các dịp thụ phong chịu chức. Vào phòng rồi ra phòng, mỗi lần cấm phòng là mỗi lần hâm nóng lại đời sống tâm linh. Gợi nhớ lại những hồng ân Chúa đã trao ban trong cuộc sống và xét mình qua những hoa trái đã sinh lợi, rồi làm một quyết tâm nào đó cho tương lai. Có nhiều cuộc cấm phòng đã qua đi mà chẳng thu lợi được chi. Những giờ cầu nguyện và tham dự phụng vụ có lóe sáng nhưng rồi vụt tắt. Vì có thể chúng ta đã không có một quyết tâm cụ thể nào. Đôi khi chỉ làm một quyết định mơ hồ, ôm đồm nhiều qúa và cũng có thể vì không muốn thay đổi. Sau những ngày phòng, chúng ta trở lại cuộc sống đời thường và mọi sự đâu lại vào đó. Tính nào vẫn tật đó.
Nếu đi cấm phòng chỉ để nghe giảng hay chỉ để học hỏi thêm kiến thức, thì sự cấm phòng mất dần ý nghĩa thiết yếu. Việc quan trọng nhất là đi vào nội tâm và kết hợp với Chúa. Cấm phòng là một cuộc đi nghỉ ở lại bên Chúa. Cần có nhiều phút giây tĩnh lặng và cầu nguyện. Cấm phòng không phải lấp đầy thời gian bằng công việc này hay sinh hoạt kia. Cấm phòng không phải chỉ là bận rộn trong thụ động, mà là phải vận động tâm trí trở về với Chúa và với mình. Đi tận sâu vào tâm can mình để lắng nghe cõi lòng.
Trong cuộc sống, đi đâu chúng ta cũng có thể đi. Đôi khi chúng ta cũng chẳng quản ngại đường xá xa xôi, tiền bạc, công sức và thời gian. Chúng ta cảm thấy vui và phấn khởi khi đi được nhiều nơi và biết thêm nhiều thứ. Chính tôi cũng cảm thấy hình như hướng ngoại thì dễ hơn là hướng nội. Đi vào nội tâm của mình để xét mình thì rất ngại và khó khăn. Có rất nhiều người khi xét mình xưng tội, họ cũng không thể nhớ là đã xưng tội được bao lâu rồi. Nhìn lại mình nó sâu thẳm làm sao. Thật là ngại ngùng khi phải tự vấn lương tâm. Ngồi xét tội và lỗi lầm của người khác thì dễ dàng và dễ chịu hơn nhiều. Tội của mình thì chất đống, mắt bị che mờ và lương tâm cùn nhụt. Chúng ta chẳng muốn nhìn đến cái xấu xa của mình nữa. Chúng ta cứ lấp lém đi cho xong. Đã bao lần chúng ta đi cấm phòng nhưng cuộc sống của chúng ta vẫn thế, chẳng thay đổi được chi!
Điều quan trọng nhất trong việc tĩnh tâm là nhìn biết về chính mình. Biết mình đang sống ở nấc thang nào, để từ đó có thể đi lên hay đi xuống. Khi đời sống đạo đi xuống như bê tha, lười biếng, tội lỗi và thiếu sót bổn phận làm con Chúa. Chúng ta phải cố gắng sửa mình, tập tành nhân đức và hướng tới sự chân thiện. Khi sự hành đạo đang đi lên theo các khuynh hướng phô trương, vụ hình thức, khoe khoang và tự cao tự đại, khi đó chúng ta lại phải bước xuống trong khiêm hạ. Chúng ta nên nhìn vào tận thâm sâu của cách sống đạo và hành đạo. Những sinh hoạt bề ngoài xem ra thành công nhưng đời sống nội tâm đôi khi hời hợt. Chúng ta không nên đánh giá cuộc sống đạo chỉ dựa vào những mặt nổi bên ngoài.
Như xưa, sau một ngày các tông đồ bận rộn, vất vả và mỏi mệt, Chúa khuyên các ông hãy vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi. Người bảo các ông: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." (Mc.6,31). Ai cũng cần có sự nghỉ ngơi dưỡng sức và thư dãn tâm hồn. Trong Giáo Hội có nhiều phương thế giúp cho các tín hữu tìm về nguồn chân thiện. Có nhiều Giáo Xứ mở các Tuần Đại Phúc, Linh Thao và các cuộc cấm phòng kéo dài cả tuần. Nhiều người có cơ hội đi nghe giảng, có giờ cầu nguyện và có giờ suy gẫm và xét mình. Tĩnh tâm luôn là nhu cầu cần thiết cho tâm linh. Cấm phòng có nhiều hình thức. Có những cuộc cấm phòng dài một tháng liền. Có những cuộc cấm phòng một tuần hoặc ba ngày. Cúng có những buổi cấm phòng hay tĩnh tâm ngắn hạn, một buổi hay một vài giờ. Tùy theo hoàn cảnh môi trường và sinh hoạt của mỗi cộng đoàn.
Những sinh hoạt hội họp rất cần thiết về nhiều mặt trong cuộc sống. Hội họp để chia sẻ, góp ý và xây dựng cho nhau. Chúng ta không thể sống đơn côi hay độc hành trong đời sống đạo. Trong đời sống của Đạo Công Giáo, chúng ta rất may mắn có các Hội Đoàn và các Nhóm sinh hoạt. Các Hội Đoàn sống đức tin qua việc phục vụ và làm việc bác ái. Cùng sinh hoạt chung để nâng đỡ và khuyến khích nhau sống đạo tốt và nên trọn lành hơn. Chúng ta hãy quan sát hình ảnh một bếp lò cháy nóng bởi những cục than đỏ hỏn, nhắc nhở rằng mọi người hãy liên kết với nhau và cậy dựa bên nhau làm cho sức nóng tình yêu tỏa lan và sưởi ấm tâm hồn.
Tĩnh tâm hay cấm phòng đúng nghĩa là phải tịnh tâm và đi vào nơi thanh vắng để được kết hợp với Chúa. Chúa là nguồn sống và là niềm an vui cho tâm hồn. Chỉ khi nào chúng ta được an nghỉ trong Chúa, chúng ta mới hưởng nếm niềm vui đích thực. Thánh Augustinô đã miệt mài đi tìm kiếm Chúa khắp nơi qua sách vở, qua các học thuyết và qua kiến thức con người xã hội. Augustinô không thể thỏa mãn được cơn khát khao của tâm hồn. Cuối cùng ngài đã tìm gặp Chúa ngay trong tâm hồn mình. Ngài nói rằng Chúa ở trong con mà con lại đi ra ngoài tìm Chúa. Cho tới khi con tìm gặp được Chúa thì ra Chúa vẫn hiện diện đó trong trái tim con rồi. Thánh Augustinô cũng viết rằng lạy Chúa, trái tim của chúng con được dựng nên cho Chúa và chúng không thể nghỉ yên cho tới khi đươc an nghỉ trong Chúa.
Mỗi người đều mang hình ảnh của Chúa. Gặp gỡ anh chị em chung quanh là chúng ta đang gặp gỡ chính Chúa. Nhưng nếu chúng ta không có Chúa hiện diện trong tâm hồn, chúng ta khó có thể nhận biết Chúa nơi người khác. Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô. Có khi nào chúng ta mời Chúa đến cư ngụ trong tâm hồn của mình chưa? Chúng ta nghe Lời Chúa, rước Mình và Máu Thánh Chúa, nhưng nhiều khi chỉ làm như một thói quen. Chúng ta qúa quen với mầu nhiệm đức tin, nên nghĩ rằng đức tin không còn là mầu nhiệm nữa. Miệng lưỡi chúng ta lãnh nhận Mình Thánh Chúa Kitô nhưng tâm trí của chúng ta còn mải mê mãi nơi nào. Chúa đến với chúng ta nhưng chúng ta lại mở cửa ra đi. Cho nên mãi mãi chúng ta chẳng gặp được Chúa.
Với sự hợp nhất của cộng đồng của Dân Chúa, khởi đầu mỗi thánh lễ, chủ tế chào chúc mọi người: Chúa ở cùng anh chị em. Chúa ở cùng chúng ta mỗi khi chúng ta tụ họp cầu nguyện. Chúa phán rằng: Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ."(Mt. 18,20). Có Chúa hiện diện, chúng ta sẽ có sự bình an và niềm an vui. Sau khi sống lại từ cõi chết, mỗi lần Chúa hiện đến với các tông đồ, Chúa chúc lành cho các ông: Các ông còn đang nói, thì chính Đức Giê-su đứng giữa các ông và bảo: "Bình an cho anh em! "(Lk. 24,36).
Tiên tri Giêrêmia đã ngụp lặn trong niềm tin vào Thiên Chúa, ngài viết: Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào Chúa và có Chúa làm chỗ nương thân. Người ấy như cây trồng bên dòng nước, đâm rễ sâu vào mạch suối trong, mùa nóng có đến cũng chẳng sợ gì, lá trên cành vẫn cứ xanh tươi, gặp năm hạn hán cũng chẳng ngại và không ngừng trổ sinh hoa trái (Jer. 17,7-8). Lạy Chúa, trong những ngày chay thánh này, xin cho chúng con được đón nhận Chúa vào lòng chúng con và xin Chúa trở nên gia nghiệp đời chúng con. Xin Cho nguồn ân sủng tràn đổ trong tâm hồn chúng con để chúng con được no say tình Chúa.
Lm Giuse Trần Việt Hùng (nguồn vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét