Hoàng Hưng
Nhà
báo Lưu Trọng Văn và tôi, Hoàng Hưng, vừa làm xong một việc có ý nghĩa ở
Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, coi như mở đầu cuộc tôn vinh Chữ Quốc Ngữ
(CQN) mà một nhóm người yêu tiếng Việt khởi xướng từ tháng 3 năm nay
(2018).
Ông
Nguyễn Đăng Hưng, nguyên GS Đại học Liege Bỉ, nhiều năm về Việt Nam
giúp đào tạo cao học, là người có sáng kiến tôn vinh Cha Alexandre de
Rhodes (nguyên cớ trực tiếp là do GS bất bình với “đề án chữ Việt mới”
của một vị đã từng gây ồn ào truyền thông hồi đầu năm). Sáng kiến này
được ông đưa lên Facebook cá nhân và đưa ra trong buổi họp mặt các nhà
văn thân hữu của mạng Văn Việt cuối tháng 3/2018.
Động
thái đầu tiên của GS Nguyễn Đăng Hưng là tìm đến ngôi mộ người có công
lớn trong công cuộc tạo ra Chữ Quốc Ngữ là Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de
Rhodes người Pháp, ở Isfahan, Iran. Ông đã kiên trì vận động để được
chính quyền sở tại cho phép, và thuê làm bia “Tri ân Cha Alexandre de Rhodes, người có công lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ”
bằng 4 thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh, Iran). Bia sẽ được Giáo sư cùng một
số chiến hữu từ Việt Nam và nước ngoài sang Isfahan dựng vào dịp 358 năm
ngày mất của cụ Rhodes (5/11/1660).
Cùng
lúc, Giáo sư kết nối với các nhà nghiên cứu và trí thức ở Huế, Quảng
Nam… kiểm lại những chứng tích của buổi khai sinh Chữ Quốc Ngữ ở vùng
này, quan trọng nhất là 3 ngôi mộ của các Giáo sĩ Dòng Tên ở Thanh
Chiêm, một trong số đó rất có thể là mộ của Giáo sĩ Francisco de Pina,
đã được giới nghiên cứu khẳng định là người mở đầu công cuộc hình thành
CQN từ đầu thế kỷ 17.
Một
dự án lập Khu Tưởng niệm F. de Pina đã nhanh chóng ra đời với sự hưởng
ứng của một số cựu lãnh đạo địa phương và trung ương, sự đóng góp tài
vật (đất đai, tiền bạc) của doanh nhân và người dân. Nhóm khởi xướng
“Tôn vinh CQN” gồm các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo… đã
hình thành như thế.
Câu
chuyện trở nên càng hấp dẫn, khi bà Thuỷ Tiên Nguyễn, Chủ tịch Hội Hữu
nghị Việt Nam- Bồ Đào Nha cho biết, sắp có cuộc Hội thảo về quan hệ Bồ
Đào Nha – Việt Nam tại Hội Địa lý Lisbon (Sociedade Geografia de Lisboa)
vào đầu tháng 7.
Lập tức 2 thành viên “Nhóm Tôn vinh CQN” chúng tôi đăng ký sang Lisbon dự Hội thảo.
Chiều
5/7, tại trụ sở Hội Địa lý Lisbon, đã diễn ra cuộc “Hội thảo Quốc tế về
Quan hệ Bồ-Việt xưa và nay” do Hội Địa lý Lisbon và Hội Hữu nghị
Việt-Bồ đồng tổ chức.
Bốn
báo cáo về vai trò của các giáo sĩ Bồ và việc hình thành CQN của GS
Nguyễn Đăng Hưng, nhà báo Lưu Trọng Văn, nhà giáo Lê Nam Trung Hiếu, nhà
thơ Hoàng Hưng, nhà giáo Thuỷ Tiên Nguyễn đã gây hứng khởi lớn cho cử
toạ là các nhân sĩ trí thức Bồ mong muốn quốc gia này nối lại mối quan
hệ vốn có từ lâu đời với xứ sở mà cha ông họ từng có giao tình, cũng như
một số doanh nhân đang muốn tìm hiểu một địa chỉ làm ăn mới đầy triển
vọng.
Hôm
trước hội thảo, các thành viên của nhóm Tôn vinh CQN từ Việt Nam xa xôi
cũng có cơ duyên được thăm thánh tích của Đức Chân Phước Andre Phú Yên,
một học trò thân tín của A. de Rhodes, thờ tại Giáo đường cổ kính St
Roque của Dòng Tên Bồ Đào Nha và thăm Thư viện Biblioteca da Ajuda, đọc
tận mắt bản chép lại công trình đầu tiên về CQN của Cụ Pina (đầu TK 17)
trong cuốn sách cổ từ TK 18: “Manuductio ad Linguam Tunckinensem” (Sổ
tay về Tiếng Tonkin).
Thông
tin về Hội thảo lan truyền rất nhanh về Việt Nam, lập tức chúng tôi
nhận được những hứa hẹn góp sức cho những việc làm sắp tới của nhóm Tôn
Vinh CQN.
Cũng
từ Việt Nam, đã có thông tin về kế hoạch khai mạc một Viện (Institute)
thuộc trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng), bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức
Việt Nam cũng như quốc tế. Viện có mục tiêu tôn vinh những người có công
xây dựng, phát triển CQN, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài và con cháu người Việt trên khắp thế
giới… Việc làm trước mắt của tổ chức này sẽ là xây dựng khu Tưởng Niệm
Cụ Pina ở Quảng Nam và hội thảo quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày Vua Khải
Định ra Đạo dụ bãi bỏ Khoa cử, coi như thừa nhận CQN là chữ viết chính
thức của quốc gia (1919).
Đây có thể coi là bước đi mới của công cuộc tôn vinh CQN đã diễn ra từ sau Đổi Mới.
Lần
đầu tiên là vụ phục hồi danh dự và công lao Alexandre de Rhodes vào năm
1993. Báo Lao Động khởi ra việc này với các bài viết của Minh Hiền,
Hoàng Hưng, bác bỏ sự buộc tội bất công kéo dài mấy mươi năm đối với
Giáo sĩ (những phát biểu của ông đã bị diễn giải theo định kiến chính
trị tiêu cực).
Khi
đó theo yêu cầu của báo Lao Động, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học
Lịch sử, đã có bài viết quan trọng xác nhận công lao của Giáo sĩ. Ban
Bí thư Đảng Cộng sản còn đề nghị báo Lao Động sưu tầm và cung cấp cho
Ban tất cả tư liệu đã có về A. de Rhodes (trong việc này, chúng tôi đã
được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các đồng nghiệp ở báo Công giáo &
Dân tộc). Từ đó đưa tới Hội thảo Khoa học Lịch sử về A. de Rhodes và
sau đó, tên đường, bia tưởng niệm Giáo sĩ đã được phục dựng.
Bước
thứ hai là việc Quỹ Phan Châu Trinh đưa những người đặt nền móng cho
tiếng Việt hiện đại với CQN như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm
Quỳnh vào danh mục các danh nhân Văn hoá được Quỹ tôn vinh hằng năm.
Nhiều
người hy vọng rằng, ở bước đi mới hôm nay, đông đảo người dân Việt Nam
sẽ có cơ hội biết đến và tri ân công lao của những người đặt những viên
gạch đầu tiên của Lâu đài CQN – các Giáo sĩ Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral,
António Barbosa, và đặc biệt Francisco de Pina.
Người
ta cũng chờ đợi những động thái tích cực rõ ràng từ các cơ quan hữu
trách chính thức, dẫn đến việc tôn vinh Cụ Pina một cách xứng đáng, đúng
với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét