1 - Khái niệm :
- Chào hỏi là biểu lộ sự kính trọng, thân thiện, quen biết nhau.
- Nó còn là phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm nữa. Khi chào người khác, ta nên kèm theo nụ cười niềm nở, thân thiện.
- Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi, là người thiếu lễ độ.
- Người trên không đáp lời chào của người dưới, thường bị mang tiếng là hách dịch, khinh người.
2- Cách chào hỏi :
Đối với bất cứ người nào ta quen biết, ta cũng có thể cất tiếng chào hoặc thể hiển một cử chỉ xã giao lịch sử như tươi cười, cúi đầu chào, giơ tay chào, bắt tay…
- Với người lớn, ta phải chào một cách kính cẩn, lễ phép. Nếu đang đội mũ nón ( bỏ mũ ) ra khỏi đầu, rồi mới khoanh tay, cúi đầu và nói lời chào,
Vì dụ : Cháu chào bác, con chào cha, em chào thầy, em chào cô…
- Gặp người ngang hàng, cùng trang lứa, ta chỉ cần tươi cười cúi đầu, giơ tay chào hoặc bắt tay, hay nói lời chào là đủ.
- Ví dụ : Chào bạn, chào A, chào B.
Tươi cười và bắt tay với bạn A, B.
Lưu ý : Đi xin phép , về chào hỏi
- Trước khi đi học, ta phải lễ phép chào ông, chào bà, chào ba mẹ, chào anh chị…
- Ví dụ : “thưa…..con đi học”
- Khi đi học về, ta cũng thưa như vậy .
- Ví dụ : “ thưa…. Con đi học về”
- Ở lớp học : khi thầy cô giáo hay quý khách vào lớp, học sinh phải đứng dậy, hai tay để xuôi, và khi có hiệu được ngồi, ta mới được ngồi.
- Ở nhà đang ngồi, nếu có khách tới, em nhớ đứng dậy, cúi đầu chào.
- VD : con chào bác, con chào ông, con chào bà…
3- Tâm tình :
1- Ăn nói ngọt ngào
Nói chào lễ phép
Lời hay ý đẹp
Dễ thương làm sao.
2 – Khi gặp người quen
Đừng quên chào hỏi
Khi cha mẹ gọi
Hãy trả lời ngay.
3- Miệng con đã rước Chúa vào
Nói năng lễ phép, hỏi chào dễ thương
đăng 20:43, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
I . Khái niệm :
Bắt tay là thái độ biểu lộ niềm vui, sự vui mừng, thân thiện và quen biết nhau của người phương tây. Hiện nay, bắt tay cũng khá phổ biến của người dân Việt.
2. bắt tay khi nào
- Gặp người lớn tuổi. Ta không được chủ động đưa tay ra trước, mà phải đợi người lớn đưa tay ra trước, chúng ta mới được phép bắt tay họ.
- Gặp người ngang hàng hoặc người dưới, ta có thể chủ động chào họ bằng cách bắt tay.
3. Cách bắt tay :
- Phải đưa tay phải ra bắt lấy tay phải người đối diện.
- Đối với người lớn tuổi ta phải đưa cả hai tay nắm lấy tay phải người ta.
- Đã bắt tay ai ta phải bắt với sự niềm nở. thân mật, tránh thái độ ngượng ngùng, hay tay quá mềm yếu.
- Ta cũng đừng xiết tay họ chặt quá, hoặc lắc tay họ hai ba cái, như kiểu thử sức họ.
Lưu ý :
- Trong trường hợp tay đang bị đau hay dơ bẩn, gặp một người đưa tay ra bắt, người lịch sử phải từ chối khéo léo.
Ví dụ :
“ xin lỗi, tay tôi đang dơ”
“ Xin lỗi tay tôi đang đau”
Khi ta đang đi với một người trên, gặp một người ngang hàng, hay người dưới, ta chỉ cần cúi đầu chào, nếu cần nói chuyện lâu, ta giới thiệu người dưới cho người trên, để hai người chào hỏi nhau.
4. Tâm tình :
1. Gặp gỡ nhớ hỏi chào
Muốn vào thì gõ cửa
Nhớ kính trọng lẫn nhau
Ta nâng cao nếp sống.
2. Gặp người lớn tuổi hơn ta
Cư xử lễ phép mới là người ngoan
3 Một là tự trọng bản thân.
Hai là kính trọng người gần kẻ xa.
Nói năng ý nhị mặn mà.
Dịu dàng lịch thiệp thật là dễ thương
|
đăng 20:41, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Khái niệm :
Giới thiệu là để làm quen và biết nhau giữa hai người chưa gặp gỡ, hay quen biết nhau.
- Theo sự lễ độ. Khi ta dẫn một người bạn về nhà chơi, ta phải đưa bạn tới chào và giới thiệu với Ba, Mẹ của ta trước.
- Ngược lại, khi ta vào chơi nhà một người bạn, ta nhớ nhắc bạn dẫn ta tới chào Ba, Mẹ của bạn.
2 – Cách giới thiệu:
Phải giới thiệu người dưới cho người trên trước.
Ví dụ :
- Khi ta cùng với một người bạn đến thăm thầy giáo. Hai gườichào thầy xong. Ta nói “ Thưa thầy đây là ban… bạn con”
3 Phải làm gì khi giới thiệu:
Khi giới thiệu, tay phải ta giơ ra về phía người dưới và ta nói với người trên
VD : Thưa mẹ , đây là … đang học cùng lớp với con
Lưu ý :
- Bạn trai luôn được giới thiệu với bạn gái, bất kể tuổi tác của anh ta
- VD : Phương lan, đây là Ngọc Tuấn, bạn cùng lớp với mình.
- Giới thiệu một người bạn với Ba Mẹ. Không bao giờ được phép nêu rõ tên Ba Mẹ ta.
- VD : Thưa ba , đây là Nam bạn con.
4 – Tâm tình :
1- Khi gặp gỡ nhiều bên
Ta là người đứng giữa
Giới thiệu giúp làm quen
Người trên biết người dưới.
2 - dẫn bạn về nhà chơi
Đưa tới chào Ba Mẹ
Khi đến nhà bạn chơi
Chào Ba Má bạn đã
|
đăng 20:38, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Những cử chỉ : khạc nhổ, hỉ mũi, hắt hơi…ta phải làm với sự dè dặt tế nhị và kín đáo.
1 - m1. Khi muốn khạc nhổ, hỉ mũi :
Trong khi trường học, ở nhà, nhà thờ, ra đường phố, trong tiệm ăn, nơi công cộng…. ta không được khạ nhổ bừa bãi, hỉ mũi lung tung. Muốn khạc nhổ, hỉ mũi, ta khạc nhổ, hỉ mũi vào chiếc khăn tay và làm công việc đó hết sức tế nhị và kín đáo.
2- Khi hắt hơi
Khi hắt hơi ta nên lấy tay che miệng, nếu được, ta dùng khăn tay để che miệng thì càng lịch sử và tế nhị hơn. Nhưng khi dùng khăn xong, nhớ bỏ khăn vào túi áo, túi quần hay túi xách, chứ đừng vứt khăn lung tung.
3 – Khi ngáp, ở, ho
Khi buồn ngủ ta thường hay ngáp; khi thức ăn không tiêu, ta dễ bị ở chua; khi ngứa cổ ta thường bị ho …Những lúc đó, ta nên lấy tay che miệng, nếu được, ta nên dùng khăn tay che miệng.
Lưu ý :
- Không nên gãi đầu, ngoái tai, cắn móng tay, cạy mũi ở những nơi công cộng đông người.
- Ta không nên xỉa răng trong lúc đi đường, hoặc trong lúc tiếp chuyện với người khác, nhất là với người lớn tuổi hơn mình.
- Ra đường phố, đến trường, đến những nơi công cộng, phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, tránh mặc quần áo quá nhăn nheo, hở hang
- Phòng ở, bàn học phải xếp đặt cho ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ.
- Giấy rác phải bỏ vảo thùng rác.
4 Tâm tình :
1 – Hắt hơi thì quay tránh
Ho thì ngoảnh ra sau
2 – Ngáp thì bưng miệng lại,
Ho cũng nhớ che ngay
Hỉ mũi dùng khăn tay
Không khạc nhổ bừa bãi.
3 – Những người đàng hoàng
Tắm rửa sạch sẽ
Ăn mặc gọn gẽ
Tóc chải gọn gàng
|
đăng 20:36, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Nhìn những cử chỉ, điệu bộ của một người, ta đoán được nền giáo dục, văn hóa người đó hấp thu, mức độ tự chủ, và thái độ nội tâm họ đang có. Cử chỉ toàn thân ta nên tự nhiên, thẳng thắn.
- Tư thế đi
Tướng đi rất quan trọng, vì nó biểu lộ tính cách và tâm trạng của ta.
- Đi chậm, kéo lê dép : dấu chỉ của người uể oải, lè phè, trông không được khỏe.
- Đi hấp tấp, đi rón rén, đi đánh vung tay: dấu chỉ của người nhẹ dạ, lóc chóc
- Đi cứng nhắc, đi hai hàng, nghênh mặt : dấu chỉ của người kiêu căng, tự phụ
- Đi trang nghiêm, bàn chân thẳng: dấu chỉ của người trang nhã nghiê túc.
Do đó, ta cần tập thói quen đi đứng tự nhiên, không khểnh khạng hai hàng, không lê dép, không vung tay.
Đi có việc cần đi ngang qua chỗ có người đang đứng, ta nên cúi đầu hoặc ngõ lời xin phép.
- Tư thế đứng:
Đứng là tư thế không di chuyển, cần giữ toàn thân cho thẳng và thăng bằng.
- Không nên đứng một chân, dang chân quá rộng, vắt chéo chân, khi đứng không nên thọt tay vào túi quần, hoặc túi áo , trông không đẹp.
- Đừng đứng dựa vào tường hay cây cối xung quanh, tránh ẻo lả, nghiêng ngả khi đứng.
- Tư thế ngồi :
Khi ngồi ta nên giữ tư thế thoải mái, đầu ngay thẳng, hai bàn tay để trên đầu gối, hay trên mặt bàn, hai đầu gối không giang ra quá rộng.
- Tránh đặt tay dưới gầm bàn hay kẹp giữa hai đầu gối hoặc chống cùi chỏ.
- Không ngồi vắt chân trước ngũ, ưỡn ngực, rung đùi hay gác chân lên bàn, lên ghế.
Khi cần đứng lên hay ngồi xuống, ta nên để ý trong tư thế nhẹ nhàng, không kéo lê ghế gây tiếng động; nếu cần, nên nhắc cao ghế, đẻ tránh ồn ào, gây phiền hà cho người khác.
- Tâm tình :
1 - Kẻ mạnh mẽ đứng thẳng người
Người ươn lười đứng ỏng ẻo
2 – Lưng thẳng đầu ngay
Không ngồi vặn vẻo
Không đứng ỏng ẻo
Ăn nói đàng hoàng
3 – đứng chụm chân
Ngồi khép gối.
|
đăng 20:35, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Lời nói biểu hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Trong giao tiếp, nói năng hòa nhã thì người nghe dễ cảm thông: nói năng cộc lốc, thiếu lễ độ thì chẳng ai ưa.
- Khi giao tiếp hay trao đổi với người khác, ta cần nói năng rõ ràng, minh bạch, và nói vừa đủ nghe.
- Tránh nói quá to như đang tranh cãi, cũng đừng nói lí nhí trong cổ họng khiến người nghe khó chịu.
- Trong giao tiếp, nhất là với người lớn, ta không nên dùng từ thô kệch, bất nhã, tục tĩu, tiếng lóng… trả lời nhát gừng, cộc lốc.
- Không nên ngắt lời người khác trong khi họ đang nói, hoặc nói trống không.
Cám ơn
Cám ơn là bày tỏ lòng biết ơn với người đã làm ơn cho mình, như khi nhận được món quà, khi được người khác giúp đỡ, được chỉ dẫn… chỉ có hai tiếng đơn sơ “cám ơn” nhưng qua đó, nó sẽ là cầu nối, giúp ta dễ dàng gây thiện cảm đối với bất cứ người nào ta gặp gỡ, tiếp xúc.
Ví dụ :
- Khi ta cần tìm nhà một người quen, gặp một người lạ, ta nhờ họ chỉ giúp, ta nhớ nói lời “cám ơn”.
- Khi ta đánh rơi cây bút, quyển tập, bạn nhặt lên đưa cho ta, ta nhớ nói: “ cám ơn”.
- Khi mua vật dụng cần thiết, sau đã trả tiền như đã thỏa thuận, người bán hàng gói lại và đưa cho ta, ta nhớ nói : “ cám ơn”.
- Như thế, đối với bất cứ ai đã giúp ta làm một việc gì, cho dù lớn hay nhỏ, ta đều hãy nhớ nói tiếng “ cám ơn”, để biểu lộ lòng biết ơn và gây thiện cảm của ta đối với người đó.
- Khi được người khác cám ơn về những việc làm của ta giúp họ, ta nên đáp lại họ bằng thái độ chân thành, vui vẻ, niềm nở…
Ví dụ :
- Bạn đang đi lên cầu thang chung, gặp một người già, bạn lịch sự nhường bước, người đó : “cám ơn”, bạn nên khiêm tốn, niềm nở trả lời : “ Thưa, không có chi ạ”.
- Bạn đưa quà tới biếu một người quen của ba mẹ, người ta gửi lời cám ơn ba mẹ, bạn nói “ Thưa, có đáng là gì ạ, chỉ có một chút gọi là…’’
Xin lỗi
- Một người bạn đang ngồi chép bài, bạn sơ ý đụng vào tay bạn ấy làm chữ viết của bạn ấy trông xấu đi, bạn nên nói “ xin lỗi anh” hoặc “xin lỗi bạn”.
- Ngược lại, khi bạn bị người khác sơ ý làm phiền bạn, người ta đã ngỏ lời xin lỗi, bạn cũng nên lịch sự, vì tình bạn mà bỏ qua, vui vẻ trả lời: “không có chi”. Đừng lườm, nguýt, cũng đừng biểu lộ cử chỉ bất mãn. Làm thế chẳng những không có lợi gì cho bạn, mà còn gây ác cảm với người kia đấy bạn ạ.
Đứng trước một sự việc sai lầm nào đó, ta cần có thái độ khiêm tốn nhận lỗi, thì người khác cũng dễ dàng bỏ qua. Đôi khi còn nhận ra lỗi của họ trong sự sai lầm đó. Nếu lúc nào ta cũng nhận cho mình là đúng, ta sẽ trở thành đối tượng ghen ghét, chống đối của mọi người.
3 – Tâm tình
1. Thành thật cám ơn
klhông có chi ạ
cho xin lỗi nha
không sao đâu mà.
2. lỡ phiền ai điều gì
tức thì xin lỗi ngay
3. nhớ có lòng biết ơn
con người hơn thú vật
ta biết ơn trời đất
biết ơn người giúp ta.
4. một đời tươi sáng ai ơi
nghĩ điều đoan chính, nói lời nết na.
mắt nhìn cao đệp bao la
đứng ngồi phục sức thật là đoan trang.
|
đăng 20:33, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
- Người lịch sử ăn uống như thế nào?
Là người lịch sử, khi ăn uống, ta cần nhớ những điều sau đây:
- Ăn uống khoan thai và nhai thong thả.
- Khi ăn canh nhớ lấy muỗng múc từ từ, tránh bê lên húp sột soạt.
- Khi gắp thức ăn, bạn nên dùng muỗng, đũa chung, không nên tìm bới làm xáo trộn cả đĩa thức ăn, cũng đừng kén chọn, tìm kiếm vài miếng đặc biệt nào đó, mà chỉ nên lấy miếng nào gần tay mình nhất.
- Klhi dùng nước ngọt hay bia, nên uống từng hớp, tránh vừa nhai thức ăn vừa uống.
- Một đều tế nhị khác: khi ngồi ăn chung, nếu người bên cạnh cần được giúp đỡ, ta nên nhanh chóng giúp đỡ họ. Vd: chuyển thức ăn quá xa, cần lấy muỗng đũa chung, lấy tăm, lấy thêm gia vị…
- Một vài điều cần chú ý
- Khi đọc kinh trước bữa ăn, nên đọc thong thả, trang nghiêm.
- Không nên lấy lưỡi liếm muỗng nĩa hoặc chùi sạch chúng bằng khăn ăn.
- Khi ăn bạn nhớ nhai kỹ, nhưng nhai nhẹ nhàng, tránh há hốc miệng, hoặc nói chuyện trong khi thức ăn còn đầy trong miệng.
- Không nên ăn quá chậm chạp , hay ăn quá nhanh, hoặc quá ba hoa khiến cho mọi người cùng bàn phải chờ đợi.
- Nên nhớ là chỉ ăn vừa đủ, không nên ăn quá no.
Tâm tình
1. Ngồi ăn để mắt tinh vi
Xem người bên cạnh cần gì giúp ngay.
2. Ăn chung em nhớ gì chăng
Lấy thức ăn, nhớ lấy bằng thìa chung.
3. Ăn đúng chừng mực.
Đúng bữa đúng giờ.
Khỏi nhờ bác sĩ
Nhai cho thật kỹ
Khỏi đi nhà thương.
|
đăng 20:32, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Một vài điều cần lưu ý
- Khi ra đường cần lưu ý đến áo quần sạch sẽ, lịch sự, đầu tóc gọn gàng.
- Thận trọng giữ luật đi đường, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho mình và cho người khác.
- Tránh những cử chỉ thì thầm, chỉ chỏ vào người khác, nhất là bạn đang đi sau một thiếu nữ; cũng không được trâng tráo nhìn vào mặt người khác.
- Tránh những cử chỉ gây lộn, cãi nhau ở giữa đường.
- Đừng đứng ngoài cửa nhìn vào nhà người khác.
- Đường xá không phải là sân vận động, cũng không phải là rạp xiếc, do đó không chạy xe lạng lách, đua nhau, hoặc chạy xe dàn hàng hai, hàng ba.
- Khi gặp người già hoặc người tàn tật, nếu họ cần giúp đỡ, ta đừng từ chối cơ hội giúp đỡ họ.
- Khi trời mưa, đường ứ đọng nước, ta phải cẩn thận, đừng để nước bẩn văng lên quần áo mình và y phục của người khác.
2. Trên xe đò, xe buýt
- Trong lúc ngồi xe đò, xe buýt bạn lưu ý đừng liếc mắt đọc trộm tờ báo, hoặc cuốn sách người ngồi cạnh đang đọc. Nếu người đó đọc xong, bạn có thể lịch sự hỏi mượn để xem.
- Khi ăn uống trên xe nên tế nhị, giữ gìn vệ sinh chung, vì đây là nơi công cộng.
- Trên xe đò, xe buýt là những nơi công cộng, Không phải là nhà riêng của bạn. Nên khi cần trao đổi hay hỏi người bên cạnh, bạn nên ý tứ, nói vừa đủ nghe, đừng nói bô bô như bắt mọi người trên xe phải nghe câu chuyện của bạn.
Tâm tình
1. Nhớ mỗi khi ra đường
mặc đàng hoàng sạch sẽ
Đầu tóc chải gọn gẽ
Giữ đúng luật đi đường
2. Qua đường ngó trước ngó sau
Ngoài đường không phải chỗ ta làm hề
3. Ra đường giúp đỡ người già
Giúp người tàn tật cùng là trẻ em
Giúp ai chân yếu tay mềm,
Hân hoan giúp đỡ tạo niềm vui chung./.
|
đăng 20:30, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Nhân ái là nhân đức dạy ta biết sống yêu thương, tha thứ và phục vụ người khác, theo gương Chúa Giêsu kitô : Đấng đến không phải để được phục vụ, mà để phục vụ và hiến dâng mạng sống cho mọi người.
- Chuyện kể
Chuyện kể về một chàng Mạnh Thường Quân, gởi cho ta nhiều suy nghĩ về lẽ sống ở đời.
Một hôm, Mạnh Thường Quân (MTQ) phái Phùng Huyên đi đến đất Tiết để thâu thuế. Vâng lệnh chủ, Phùng Huyên nhanh chóng chuẩn bị lên đường. Trước khi đi, ông vào chào MTQ và thưa:
- Thu thuế xong ngài cần mua gì không?
Đang sống trong cảnh vinh hoa phú quý, MTQ đưa mắt nhìn một vòng quanh nhà rồi nói với Phùng Huyên trong sự hả hê:
- Ông coi nhà tôi thiếu thứ gì thì mua thứ đó!
Đến đất Tiết, việc thu thuế được giải quyết trong một thời gian kỷ lục, Phùng Huyên trở về thưa cùng chủ mình:
- Thưa ngài, việc ngài giao tôi đã làm xong
Thay vì hỏi đến số tiền thu được hay đòi xem sổ sách, MTQ lại hỏi
- Ông mua thứ gì về đấy?
Phùng Huyên thưa:
- Ngài dạy tôi : xem nhà ngài thiếu thứ gì thì mua thứ ấy về. Tôi thấy nhà ngài châu báu chất thành núi, mỹ nữ thì vô số. Tôi nghĩ còn thiếu nhân nghĩa, vì thế tôi mua thứ ấy về cho ngài.
MTQ thắc mắc hỏi: Thế nào là mua nhân nghĩa?
- Tôi nhân danh ngài xóa hết nợ nần, đốt sạch văn tự. Nhân dân già trẻ đều cảm động và biết ơn ngài. Đó là nhân nghĩa mà tôi đã mua cho ngài.
MTQ bực mình, niệm bước quay lưng, miệng lẩm bẩm.
- Thật là một tên điên, lại còn cho mình là thông minh.
Một thời gian sau, vua tề bãi chức quan của MTQ và đuổi ông về đất Tiết. Khi xe của ông còn cách đất Tiết nhiều dặm, nhân dân đất Tiết dắt dìu nhau ra đón bằng cả lòng tôn kính và yêu mến. Thấy cảnh tượng cảm động ấy. MTQ quay sang Phùng Huyên khẽ nói:
- Chữ nhân nghĩa Tiên sinh mua thật quý hóa thay!
- Bài học
Khuôn vàng thước ngọc được coi là lẽ sống được khắc sâu trong tâm hồn người Việt Nam mãi mãi vẫn là “sống có tình có nghĩa”.
Quả thật người Việt nam rất quan tâm đến tình nghĩa. Tình nghĩa là chất keo liên kết không những mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc với nhau, mà còn cả những người cùng làng, cùng xóm. Nên người ta mới nói: “ tình làng nghĩa xóm”, “ bán anh em xa mua láng giềng gần”, “ tối lửa tắt đền có nhau”…Tất cả như muốn nói: tình nghĩa làm nên con người và bản chất của người Việt Nam. Đây là nét truyền thống rất thân thương, mà không phải bất cứ dân tộc nào cũng có được.
Đối với người Công giáo : điều căn bản nhất chính là sống bác ái yêu thương, là kính mến Thiên Chúa và yêu thương con người.
- Kính mến Chúa là chuyên chăm học giáo lý.
- Kính mến Chúa là xiêng năng tham dự thánh lễ.
- Kính mến Chúa là trang nghiêm trong nhà thờ.
- Yêu thương là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người
- Yêu thương là giúp đỡ lẫn nhau khi gặp những khó khăn , bất trắc.
- Yêu thương là cảm thông và tha thứ trước những sai phạm của nhau.
- Yêu thương là muốn điều tốt cho người khác.
- Yêu thương như Chúa yêu, nghĩa là yêu thương không vì lợi ích cá nhân.
- Yêu thương là không nói xấu, ganh tỵ ghen ghét, làm điều không tốt cho nhau.
- Tâm tình
1- Muốn tốt cho mọi người
Tươi cười với tất cả
Luôn sẵn sàng giúp đỡ
Làm lan tỏa yêu thương
2- Yêu thương là biết quên mìh
Lo cho người khác tận tình, khiêm nhu
3- Muốn có nghĩa có tình
Phải quên mình quên lợi
Một là yêu Chúa ngày đêm
Hai là yêu mến anh em thật lòng./.
đăng 10:28, 25 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
- Đối với Chúa
Luôn sống tâm tình tri ân cảm tạ
- Cảm tạ Chúa đã ban cho em hiện diện trên đời.
- Cảm tạ Chúa đã ban cho em có ông bà, ba mẹ, anh chị em là những người thân thương, luôn yêu thương em.
- Cảm tạ Chúa vì em có thầy cô , bạn bè…
Và nhớ tới Chúa mọi nơi, mọi lúc trong ngày sống.
- Trong gia đình
3. Luôn quan tâm,yêu thương ba mẹ, anh chị em,
4. Sẵn lòng giúp đỡ ông bà, ba mẹ trong những việc ta có thể làm, vì lòng hiếu thảo.
5. Ngoan ngõa vâng lời, lễ phép với ông bà, ba mẹ, anh chị.
- ở nhà trường
- Luôn yêu thương và giúp đỡ bạn bè.
- Chuyên chăm học hành
- Vâng lời thầy cô
- Nêu gương sáng cho chúng bạn
- Tâm tình
1 Đời con thánh lễ nối dài
Thưa câu cảm tạ, hát bài hiến dâng
2 . Dù con vội vã, dù con đi đâu
Gặp Chúa trước đã
Tất cả tính sau
3 Em giúp đỡ mẹ cha.
Em chăm sóc ông bà
Làm người con hiếu thảo
Đem hạnh phúc vạn nhà
4 Ở trường chăm học
Ở lớp nêu gương
Ăn nói dễ thương
Khiêm nhường vui vẻ.
|
đăng 10:26, 25 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
- Tự trọng
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
- Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người. Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người chung quanh.
- Mỗi người không phải hơn nhau ở bề ngoài, địa vị mà hơn nhau ở nhân cách. Những người “ chân lấm tay bùn” cũng có giá trị của họ.
- Bao giờ xã hội cũng tran trọng những con người biết sống nhờ vào đôi bàn tay lao động của chính mình.
- Chỉ có những kẻ lười biếng gian dối, bê tha, sống bám, sống dựa, không còn tự trọng mới là những kẻ đánh mất nhân phẩm và đáng lên án.
2. Tập sống tự trọng
Là thiếu nhi, em cố gắng tập sống tự trọng trong mỗi công việc và bổn phận.
Ví dụ :
- Em không làm được bài thi hay kiểm tra, nhưng kiên quyết không quay cóp, và không nhìn bài của bạn.
- Dù khó khăn đến mấy, em cũng cố gắng thực hiện lời hứa của mình với người khác.
3. Tâm tình
1. Một là người tự trọng bản thân
Hai là kính trọng người gần kẻ xa
Nói năng ý nhị mặn mà.
Dịu dàng lịch thiệp thật là dễ thương.
2. Giá trị người ta
Gọi là nhân phẩm
Chân bùn tay lấm
Chẳng giảm đâu mà
Gian dối bê tha
Mới là đánh mất
3. Đứng đắn trong mọi sự
Trong danh dự bản thân
Thành thật và chuyên cần
Sống có nhân có nghĩa./.
|
đăng 10:24, 25 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen [ đã cập nhật 10:26, 25 thg 5, 2011 ]
1. Chuyện kể
Trạng nguyên Mạc Định Chi, khi còn nhỏ được gọi là Trạng sách. Chi được mọi người gọi là Trạng từ trước khi đỗ Trạng nguyên. Tiếng tăm của Chi lan truyền khắp vùng từ khi chưa đi học.
2. Lúc ấy, thấy các bạn cùng tuổi đi học, Chi thường lén theo. Thầy giảng ở trong nhà, Chi đứng nép ngoài hiên, nghe đâu thuộc đấy. Tất nhiên Chi thuộc lời, còn mặt chữ thì chịu. Chi tìm cách đổi chữ của bạn. Hàng ngày, Chi thường lặn lội bắt cá. Chi mang cá đến đổi cho bạn, mỗi con cá Chi đổi lấy một chữ. Đổi vài hôm các bạn đã hết cả chữ. Thấy Chi sáng trí lại chăm chỉ. Các thầy đồ từ đấy nhận Chi vào học. Chi rất sung sướng và càng chăm chỉ học hành hơn.
- Đi chăn trâu, Chi rủ bạn chơi trò đố chữ. Nằm dạng hai chân, hai tay dang ngang là chữ gì? Chữ “đại”đấy. Ngồi gác chân lên đầu gối là chữ gì? chữ ‘ngũ’’ bắt chân chữ ngũ mà ...Trâu no cỏ, bài cũng ôn xong. Chi sáng trí, sử kinh đều thuộc. Lúc đầu Chi viết chữ quá xấu. Nghe các bạn chê “người sao chữ vậy”, Chi khổ tâm lắm. Chi quyết tâm tập viết để đạt cả văn hay, chữ tốt, và sau này Chi trở thành Trạng nguyên.
3. Bài học áp dụng
Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Nên, em phải nỗ lực học tập để trở thành người con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, có ích cho xã hội.
Em cố gắng học tập tốt, không phải học vì danh dự bản thân hay gia đình, cũng chẳng phải để kiếm được việc làm nhàn hạ sau này, mà là để trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động, để tạo cho mình một cuộc sống tốt đẹp, và góp phần xây dựng quê hương đất nước
4. Tâm tình.
1. Cả những người tài giỏi
Cũng học hỏi không ngừng.
Ai bỏ học nữa chừng
Mai sau sẽ hối hận
2. Ngồi vào bàn học đúng giờ,
Tập trung tâm trí chăm lo học hành.
3. Biết mình còn dở
Ta nhớ chăm lo.
Biết mình giới hạn,
Nhờ bạn giúp cho./.
|
đăng 10:23, 25 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Ý nghĩa
Trung tín là biết tin tưởng nhau, là trung thành tuân giữ lời mình đã hứa với ai đó. Giữ lời hứa là làm đúng như lời mình đã nói, đã hứa hẹn. Giữ lời hứa là biết tự trọng và tôn trọng người khác.
Có giữ lời hứa mới có được lòng tin cậy, tín nhiệm của mọi người đối với mình.
1. chuyện kể
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý bị nước Tề bắt phải đêm dâng. ( Cái đỉnh giống cái lư hương, dùng để đốt hương trầm). Vua nước Lỗ tiếc lắm… cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.
- Vua Tề bảo: “ Phải có Nhạc Chính Tử đưa đỉnh sang thì ta mới tin”.
Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi.
- Nhạc Chính Tử hỏi: “ Sao không đưa cái đỉnh thật?”
Vua nước Lỗ nói: “ Ta quý cái đỉnh ấy lắm”
- Nhạc Chính Tử Thưa: “nhà vua quý cái đỉnh ấy thế nào, thì tôi quý cái “đức tín” của tôi như thế”.
Sau đó vua nước Lỗ phải đưa đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
3 Bài học áp dụng
Như thế, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần phải sống thành thật, giữ chữ tín, để được người khác kính trọng, yêu kính.
Trước khi hứa, phải suy nghĩ cẩn thận. Xem mình có khả năng thi hành hay
không.
Tuyệt đối không nên “vì vui miệng, nên hứa lung tung, để rồi sau đó …không giữ
lời”.
2. Quyết tâm
1. Đã hứa là giữ lời
Dù thiệt thòi đến mấy
Hứa sao thì làm vậy
Có Chúa thấy, Chúa khen
2. Để an lòng mẹ cha
Nhớ đi thưa về trình
mọi việc phải phân minh
đừng loanh quanh nói dối
3. Nói chín thì làm nên mười,
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê./.
|
đăng 10:20, 25 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Khái niệm
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
- Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người trở nên yếu đuối, nhỏ bé.
2. Rèn luyện tính tự tin
Hãy rèn luyện tính tự tin bằng cách chủ động, tính tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của ta được củng cố và nâng cao. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải, ai sao tôi vậy…
Như vậy,
- Người tự tin biết tự giải quyết công việc của mình.
- Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác.
- Người tự tin dám tự quyết định và hành động.
Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng thực sự của mình.
Thường người có tính ba phải là người thiếu tự tin, không dám quyết đoán sự việc, mà thấy ai nói hay thì theo.
3. Tâm tình
1. Có Chúa luôn gìn giữ, ta vững tin vượt khó.
Dù gian nguy sóng gió, đã có Chúa lo gì.
2. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo./.
|
đăng 10:18, 25 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Khái niệm
Tự chủ là làm chủ lấy chính mình, khắc phục mọi lo âu sợ hãi. Người tự chủ là con người luôn tỉnh táo đứng trước tình thế nguy nan, không lộ vẻ lo sợ, buồn bả , cuống cuồng.
- Tự chủ trong lời nói
Người tự chủ thì trầm tĩnh, chỉ nói khi phải nói, nói cách thận trọng, suy nghĩ chín chắn, không nói quá lời hay nói sai sự thật.
- Tự chủ trong trái tim
Người tự chủ có tấm lòng nhân từ, khoan dung, xử lý tình huống cách khách quan, không để cho sở thích hay tính đố kỵ, ghen ghét điều khiển mình.
- Tự chủ trong ý chí
Người tự chủ có khả năng chế ngự đam mê không tốt, kềm chế được tính nóng nảy, điều khiển được lời nói, suy nghĩ, phản ứng và tâm tình của mình.
2. Lợi ích của tự chủ
Người tự chủ luôn điều khiển được mình: lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động…tất cả đều nhờ lý trí hướng dẫn và ý chí điều khiển.
Họ dạt dào trong tình cảm, nhưng không nô lệ chúng.
Họ dồi dào tưởng tượng, có nhiều đam mê, nhưng luôn hành động có ý thức và cương quyết nói không với đam mê không tốt.
Người thiếu tự chủ, thì tâm trí mê muội, mặc cho dục vọng và tính xấu triển nở, vì giận mất khôn, lo quá nên tối trí, mừng quá sinh ảo tưởng. Đôi khi vì chủ quan, nên người thiếu tự chủ có cái nhìn phiến diện, nghĩ sai về sự việc.
Nhờ sự tự chủ, tinh thần càng được phấn khởi, ý chí càng vững vàng vươn lên, và vượt thắng mọi trở ngại, bất trắc trong cuộc sống.
3. Tâm tình
1. Tự thắng trong việc nhỏ
Để vượt khó trong đời.
2. Làm chủ bản thân,
Chuyên cần cố gắng.
Mới là anh hùng
3. Con chó bị thua cục Xương
Mèo thua miếng mỡ, cá thường thua câu
Bản năng dù mạnh đến đâu
Làm người ta quyết sáng màu tự do.
|
đăng 21:40, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Ý nghĩa :
- Chuyên cân: là ham thích làm việc, làm cách mau mắn , vui tươi và kỹ lưỡng.
- Xiêng năng : là chăm chỉ học hành, ham làm việc, làm đến hoàn tất
- Chăm chỉ : là chuyên tâm, tập trung làm việc.
2. Chuyên cần và lười biếng.
* Người chuyên cần :
- Ham thích làm việc, không ngại mệt nhọc để chu toàn công việc được giao
phó.
- Vui vẻ, mau mắn thi hành công việc, thiết tha với công tác.
- Làm việc cẩn thận, kỹ lưỡng, làm đến nơi đến chốn
* Người lười biếng
- Không thích làm việc, ngại nhận việc, sợ khó nhọc, sợ trách
nhiệm
- Ơ hờ, trễ nải, lừng khừng, không tha thiết với công việc
- Làm cẩu thả, làm cho có lệ, bỏ dở công việc.
3. Luyện tập
- Công việc : luyện tập làm việc một cách chu đáo, cẩn thận từ việc nhỏ đến
việc lớn. Khi làm thì quyết tâm làm cho xong, không bỏ dở giữa chừng.
- Học hành : Chăm chỉ học tập, ở lớp thì chăm chú nghe thầy cô giảng giải, về
nhà thì xiêng năng làm bài tập.
- Đạo đức : tập làm những việc tốt, tập nghĩ tốt, nói tốt, nêu gương sáng cho
chúng bạn. Mau mắn giúp đỡ cha mẹ, anh chị những việc có thể làm được…
4. Tâm tình
Chuyên chăm ngay tự lúc này
Đời người dệt bởi từng giây ngọc ngà.
Thì giờ là chính đời ta
Chớ nên lười biếng tránh xa việc làm./.
|
đăng 21:36, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen [ đã cập nhật 21:39, 24 thg 5, 2011 ]
1. Phân tích từ ngữ
- Tiết : là giảm bớt, kìm hãm, hạn chế, dằn lại
- Kiệm : là dành dụm, không hoang phí, có chừng mực
Như vậy.
- Tiết kiệm là biết xử dụng cách hợp lý, đúng mức, chỉ tiêu vừa phải, không hoang phí, không xa hoa trong việc xử dụng tiền của, sức khỏe, thời giờ.
- Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và của người khác.
Tiết kiệm khác với hà tiện
- Hà tiện là keo kiệt, bủn xỉn, tham lam chỉ muốn khư khư giữ của, mà không biết
chia sẻ, sợ giúp đỡ người khác.
- Hà tiện là sống trái ngược với tinh thần bác ái theo Tin Mừng.
2. Các lãnh vực tiết kiệm
a. Tiết kiệm tiền của và đồ dùng
- Tiết kiệm tiền của
- Tiêu xài điều độ, không hoang phí và để dành lúc túng thiếu.
- Không bủn xỉn, hà tiện, nhưng dùng đồng tiền cách phải lẽ.
- Tiết kiệm đồ dùng
- Cần sử dụng đồ đạc cách cẩn thận, vì đó là do công khó nhọc của cha mẹ và cả gia đình làm ra.
- Điện, nước:
- Phải tắt điện hoặc khóa van nước ngay sau khi dùng, để tránh lãng phí.
- Những vật dụng mượn của người khác, phải giữ gìn cẩn thận như là của mình, và nhớ lo trả đúng thời gian đã thỏa thuận.
b. Biết tiết kiệm sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người. Vì thế ta phải bảo vệ sức khỏe
bằng sự điều độ hết sức có thể.
- Về ăn uống :
Cần ăn uống thức ăn bổ dưỡng, sạch sẽ, đã được nấu chín, tránh những gì có hại cho sức khỏe.
- Khi ăn cần nhai kỹ, để giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Về công việc:
Làm việc chừng mực, đúng giờ, đúng việc.
Khi mệt mọi, nên giải trí, tạm nghỉ, để lấy lại sức khỏe, đó cũng là cách phòng bệnh.
- Về thể thao :
Khi thức dậy dành ít phút tập thể dục, giúp khí huyết lưu thông, gân cốt vững chắc. Tinh thần phấn khởi hơn sau giắc ngủ.
- Về tinh thần :
Không nên ghen ghét, lo âu, thù oán. Luôn sống vui tươi, không chấp nhặt
những điều tầm thường nhỏ nhen.
c Về thời giờ :
- Đúng giờ
- Giờ nào việc nấy, mỗi công việc phải có một số thời giờ quy định, và phải lo sắp xếp sao cho công việc của mình đúng vào thời gian của nó.
- Đúng hẹn :
- Nếu đã có hẹn với ai, phải xắp xếp đến đúng giờ như đã hẹn định.
- Đúng giờ, đúng hẹn là thái độ lịch sử với người đồng trang lứa, lễ phép với người lớn, là biết tự trọng, góp phần cho chữ tín, và nói lên tinh thần bác ái, vì người khác.
3. Tâm tình
1. Ở đây một hạt cơm rơi
Ngoài kia bao hạt mồ hôi thấm đồng.
2. Thời giờ thắm thoát thoi đưa
Nó đi, đi mất có chờ đợi ai?
Con ơi chớ nên dông dài
Đừng như con bướm là loài rong chơi.
3 . Đồng tiền cha mẹ làm ra
Mồ hôi nước mắt thật là khó khăn.
Nhớ mà tiết kiệm bản thân
Nhớ đem chia sẻ tích ân trên trời.
|
đăng 21:33, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Chuyện kể
Dương Chấn được bổ đi làm quan Thái thú quận Đống Lai. Lúc đi nhận chức ở đất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương mật – người được ông tiến cử, mời vào yết kiến, rồi đợi đến đêm đem vàng đến lễ (biếu).
- Dương Chấn bảo : “ Trước đây tôi biết ông là người khá giỏi mới tiến cử ông. Thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi còn đem vàng đến cho tôi ư?”
- Vương Mật cố nài và thưa rằng : “ Xin ngài cứ nhận cho, bây giờ đêm khuya không ai biết”.
- Dương Chấn nói : “ Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại hỏi là không ai biết.
- Vương mật nghe nói, xấu hộ đi ra.
2. Bài học áp dụng
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong
sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen,
ích kỷ.
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin
cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
Trái với liêm khiết là :
- Hối lộ : lo đút lót, chạy chọt khi làm những điều không đúng với quy định.
- Tham nhũng : ăn bớt, ăn chặn, ăn cắp của công, lấy của chung làm của riêng, như thế là lỗi công bằng.
3. Giá trị của sự liêm khiết
- Giúp ta phục vụ tha nhân cách tốt hơn. Nếu không muốn nói là hết mình, không tìm tư lợi “ Chí công vô tư”.
- Rèn luyện tâm hồn ta thêm chân chính, ngay thẳng “Tâm bất cầu lợi”
Đừng làm điều xấu thì cái xấu sẽ lánh xa con.
Điều bất công con hãy xa lánh, thì nó sẽ lánh xa con.
Con ơi !
Đừng gieo trên những luống bất công,
Con sẽ gặt bất công gấp bảy lần.
Đừng xin Đức Chúa cho con quyền cao,
Cũng đừng xin vua cho con chức trọng.
Đừng tượng mình là công chính trước mặt Chúa,
Cũng đừng ra vẻ khôn bên cạnh đức vua.
Đừng tìm cách để được làm thẫm phán,
Nếu con không có khả năng nhổ rễ bất công;
Kẻo rồi vì nể mặt kẻ quyền thế,
Mà con làm tổn thương đức liêm khiết của con.
Con đừng nhút nhát khi cầu nguyện
Và đừng coi thường việc bố thí.
Đừng dùng lời gian dối mà hại anh em,
Đối với một người bạn cũng không nên làm như thế.
Đừng chủ ý bịa đặt lời gian dối nào,
Vì cứ như thế sẽ chẳng đưa tới gì tốt đẹp
( Hc 7, 1-5. 12-13 )
|
đăng 21:31, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
1. Ý nghĩa
- Thành thật là sống ngay thẳng, thật thà và can đảm nhẫn lỗi khi mình sai phạm điều gì đó
- Thành thật là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người, nên được mọi người yêu quý.
- Người thành thật là thực lòng, bụng nghĩ sao thì nói vậy, không khách sáo, không giả dối để lấy tiếng khen chê.
- Người thành thật là người không dối mình, gạt người khác
2. Cách sống thành thật
· Ở trường
- Không quay cóp trong giờ kiểm tra, không làm hộ bài cho bạn
- Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
o Trong cuộc sống
- Nhặt được của rơi , em trả lại người bị mất
- Dũng cảm nhận lỗi của mình
3. Lợi ích của thành thật
- Người thành thật đáng được mọi người khâm phục, quý mến, tín nhiệm và cởi
mở tâm tình.
- Trái lại, người sống lừa dối, xảo trá, gian lẫn, thì bị khinh bỉ và xa lánh.
- Sách luận ngữ có câu : “ Có ba dạng bạn bè ích lợi : bạn ngay thẳng, bạn nghe nhiều, bạn học rộng; và có ba dạng người làm nguy hại : bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưa chiều chuộng, bạn nịnh bở gian xảo”.
4. Tâm tình
1. Tránh không làm bộ giả vờ,
Lỗi mình, mình nhận, đơn sơ chân thành
2. Sự thật sẽ giải phóng ta.
Thì ta quyết sống thật thà thẳng ngay.
Nghĩ điều đúng, nói điều hay.
Dùng lời chân thật mà xây tình người.
3. Đứng đắn trong mọi sự
Trong danh dự bản thân
Thành thật và chuyên cần
Sống có nhân có nghĩa./.
đăng 21:26, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen [ đã cập nhật 21:29, 24 thg 5, 2011 ]
1. Khái niệm
- Ngoài những người thân trong gia đình, con người cần có những người thân thiết, gọi là bạn bè. Tình bạn thật đáng quý, và cũng rất cần thiết cho cuộc sống.
- Ta cần có bạn bè để chia sẻ tâm tình, trao đổi tư tưởng, gánh vác công việc và để giải trí thoải ái. Dù trẻ hay già, mọi người chúng ta đều cần có bạn.
- Như vậy, tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai, hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung su hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống…
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh, có những đặc điểm cơ bản sau : phù hợp với nhau về quan điểm sống, bình đẳng và tôn trọng nhau, chân thành, tin cậy, và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh, giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình đẻ sống tốt hơn.
2. Chọn bạn
- Chọn bạn chăm chỉ, đạo đức : để không bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu.
- Chọn bạn chân thành, trung tín: để tình bạn được bền vững và cùng giúp nhau
sống tốt hơn.
- Chọn bạn hơn mình về tài năng, đức độ : để học hỏi và thăng tiến.
- Chọn bạn có lý tưởng, có chí hướng tốt: để cuộc đời có ý nghĩa.
- Hãy học theo tiêu chuẩn gương bạn thánh trẻ Đaminhsaviô trong việc chọn bạn : Luôn vui vẻ, tránh dịp và cùng giúp nhau nên thánh.
3. Chuyện kể
Hải và nam là đôi bạn rất thân nhau từ thuổ còn nhỏ, hai bạn lại gần nhà nhau nên suốt ngày quấn quýt chơi với nhau không biết chán. Nhưng từ khi hai bạn đến tuổi đi học cùng trường, cùng lớp thì tính nết mỗi người mỗi ngày một khác nhau. Hải ham học lại chăm chỉ nên học ngày càng giỏi. Tría lại. Nam mãi chơi, biếng học nên ngày càng học kém. Cô giáo đã giao cho Hải nhiệm vụ giúp đỡ Nam học và làm bài tập ở nhà.
- Hôm ấy trên đường từ trường về nhà, Hải nhắc Nam tối nay Nam nhớ làm bài
toán cô giáo cho lúc chiều nhé, chỗ nào chưa hiểu, Nam gọi mình, chúng ta cùng làm.
- nam trả lời : mình không làm tối nay, mình bận
- Hải tháy Nam cáu, vẫn ôn tồn nói tiếp : nếu tối nay bận thì sáng mai nhớ làm vậy!
- Sáng hôm sau, Hải sang nhà Nam nhưng nam đã chạy đi chơi đá bóng, Hải tìm nam và hỏi : Nam làm bài xong chưa mà đi chơi?
- Nam vừa chạy vừa mỉa mai : ai chả biết cậu ham học, được cô giáo khen. Tôi chỉ lười học và mãi chơi thôi!
- Hải đành bỏ về. Chiều hôm ấy, Nam đến trường với bài toán sai vì làm vội. Cô giáo phê bình và nam bị điểm 1. Tan học, Hải đi cạnh Nam và nhắc : Mai có bài tập làm văn, Nam nhớ chuẩn bị cho tốt nhé. Nếu Nam thấy khó thì mình sang cùng làm với Nam.
- Nam không trả lời, định rảo bước đi trước. Nhưng lần này hình ảnh điểm 1 ban chiều làm nam suy nghĩ: “ Giá mình nghe lời thằng Hải hôm qua thì làm gì đến nỗi! chốc nữa về bố hỏi, mình sẽ trả lời sao đây?”. Rồi nam quay lại nói với Hải : Tối nay mình chờ Hải ở nhà…
4. Bài học áp dụng
- Như vậy, tình bạn rất cần thiết cho cuộc sống, nhất là trong học tập, cùng nhau học tập, cùng nhau vui chơi giải trí, cùng nhau vượt khó, chia sẻ, và cảm thông với nhau. Đặc biệt là cùng nhau thăng tiến mỗi ngày.
- Để tình bạn được mãi mãi tốt đẹp, ta cần nhớ :
- Biết giúp đỡ bạn khi bạn cần.
- Chia sẻ vui buồn, sướng khổ với bạn, để qua đó hiểu và thông cảm với bạn hơn.
- Biết hy sinh quảng đại.
- Những điều em nên tránh :
- Không lừa dối, ác tâm, ganh tỵ, và nói xấu bạn.
- Không lợi dụng, bát công hay hẹp hòi với bạn
- Không thất tín, không trọng bạn có gia đình khá giả, và xem thường những bạn có hoàn cảnh đáng thương.
5 Tâm tình
1. bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn thuận lợi, ân cần có nhau
bạn bè là nghĩa trước sau,
Tuổi thơ cho đến b đầu khó phai.
2. Tránh điều bới móc ghét ghen.
Nghĩ điều tốt, nói điều nên cho người.
3. bạn tốt thì nhắc nhau,
Giúp nhau sửa đổi mai sau nên người.
10 Thương gởi em
Một thương em sống Phúc Âm.
Hai thương giáo lý chuyên chăm miệt mài.
Ba thương cầu nguyện hôm mai,
Bốn thương thánh lễ chẳng sai một tuần.
Năm thương xưng tội chuyên cần.
Sáu thương chuỗi ngọc em lần luôn tay.
Bảy thương chia sẻ vơi đầy.
Tám thương nghĩ tốt nói hay cho người.
Chín thương nhắc nhở lựa lời,
Mười thương làm chứng giữa đời ngại chi.
|
đăng 21:23, 24 thg 5, 2011 bởi huynhtruong longxuyen
Khái niệm :
- Khiêm tốn là nhận mình nhỏ bé trước mọi khả năng, thành công của mình
- Người khiêm tốn không hẳn là người hiền lành ít nói, ít khoe khoang do bẩm sinh. Nhưng người khiêm tốn là người có hiểu biết, có một ý thức sâu rộng, có một cảm nghiệm sâu sắc, họ hiểu bản thân mình là ai, những khả năng tài trí có được nơi họ do đâu mà có, vì thế họ luôn có thái độ khiêm tốn, phù hợp với cái hiểu biết thâm sâu của họ.
- Ngược lại với khiêm tốn là người kiêu căng, huênh hoang tự đắc, họ luôn khoe khoang , nói lớn về những thành tích, những khả năng của mình. Thường họ đi kèm với những thái độ, tỏ ra hơn người và khinh rẻ kẻ khác, bằng cách chê bai, chỉ trích kẻ khác.
- 100% nhân loại không ai ưa thích người vênh vang, khoe khoang thành tích của mình. Ngay cả những kẻ khoe khoang cũng không thích có người khác khoác lác bên cạnh mình.
- Thái độ vênh vang của người thiếu khiêm tốn, thực ra họ đang chứng tỏ cho người khác thấy rằng :
- Họ dốt nát
- Họ hời hợt, nông cạn và thiếu sâu sắc.
- Họ thiếu kinh nghiệm sống,
- Họ không biết mình là ai và khả năng mình do đâu mà có.
- Điều quan trọng nhất là họ khờ đến nỗi lầm tưởng rằng trong lúc anh khoe khoang mình và chỉ trích người khác, thì thiên hạ nể phục mình, và anh luôn đắc chí đề cao mình mọi nơi, mọi lúc, luôn nói về mình, về cái tôi đáng ghét của mình.
- Thiên hạ phần đông khinh bị anh ta trong lòng nhưng bề ngoài vẫn giữ thái độ lắng nghe, tán thưởng kẻ nông nổi ấy, khiến anh ta càng lầm tưởng rằng mình được người khác ca tụng, thật đúng là trò hề cho thiên hạ, điều oái ăm cho xã hội rằng người vinh vang lại là người ít học, có thể anh đạt được nhiều bằng cấp nhưng vẫn bị thiên hạ gọi là “ đồ vô học” vì anh kém hiểu biết trong xử thế làm người.
- Do tánh nông cạn và thích tự cao, anh lại càng ít đọc sách, ít để ý, học hỏi điều hay lẽ phải nơi kẻ khác, chính sự kém cõi này càng làm anh thêm lầm tưởng rằng thiên hạ đang tôn vinh mình.
- Người vênh vang và thiếu khiêm tốn rất khó tiến bộ, vì phần đông thiên hạ biết anh ta là kẻ nông nổi, nghèo trí thức, không bỏ công mà góp ý, chỉ bày anh ta, vì làm như thế khác nào hạ bệ tính tự thần tượng mình nơi anh ta, làm anh ta nổi khùng và mình vô tình trở thành nạn nhân nhiếc móc, chỉ trích của anh ta một cách vô ích. Hơn nữa vốn biết anh ta là kẻ nông cạn, hời hợt, có góp ý thẳng thắn cũng chẳng lay động được gì, vì nếu là con người sâu sắc , hiểu biết, họ đã thay đổi từ lâu. Do đó rút cuộc, người khoe khoang tự đắc là người dốt vẫn hoàn dốt, không sao tiến lên được.
- Người thiếu khiêm tốn quả thật là người gây nhiều phiền hà cho cộng đồng, cho tập thể. Nhưng xét cho cùng họ thật đáng thương, đáng cho ta quan tâm hơn kẻ khác. Muốn giúp họ thay đổi tính tình, bạn cần có lòng quảng đại và kiên nhẫn, tâm sự, góp ý hoặc khó quá thì viết thư cho họ, mong có ngày họ tỉnh ngộ, họ biết mình là ai, cần phải sống thái độ khiêm tốn thế nào! Họ sẽ rất biết ơn bạn và mọi người sẽ xích lại gần anh ta hơn./.
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét