Những đức
tính nào là cần thiết cho người huynh trưởng trong nhiệm vụ thủ lĩnh ?
Kể ra thật
nhiều và đội khi khiến chúng ta cảm thấy mình không chút xứng đáng . Ở đây chỉ
xin đưa ra một vài khía cạnh với mục đích nhắc người huynh trưởng nhớ lại những
điều đã biết, và đặt một chút ý thức cho vai trò mình đang tình nguyện hy sinh gánh vác : vai trò NGƯỜI HỮU TRÁCH
trong phong trào HÙNG TÂM DŨNG CHÍ .
Trước hết
chúng ta hãy nhìn nhiệm vụ trong tinh thần đức tin Công giáo . Người thủ lĩnh của
Chúa Kitô – Vị Tướng ngàn đời của tất cả chúng ta – không phải là người ăn trên
ngồi trốc, không phải là người chỉ biết hưởng thụ, cũng không phải là người
quen thói ra lệnh hống hách . Không phải vậy, chúng ta, trong nhiệm vụ thủ lãnh
phải luôn nhớ và theo gương Vị Thủ Lãnh Tối Cao là Chúa Giêsu của chúng ta : “
Ta đến thế gian không phải là để được phục vụ, nhưng là để phục vụ “.
Trong chiều
hướng đó , chúng tôi xin đưa ra một vài ý tưởng , thiết nghĩ đó cũng là những ý
lực chính mà người ta có thể thấy được trong Kinh và Luật huynh trưởng , đó là
:
-
Một đời sống đạo đức thật sự .
-
Một tinh thần hy sinh và nêu gương sáng.
-
Một lòng khiêm tốn và quảng đại .
Ngoài ra ,
để có một cái nhìn rộng rãi hơn, chúng tôi xin mời bạn tìm đọc cuốn “ L’Art d’être
chef” của Cha Gaston Courtois, bản dịch của Tin Yêu “ “Thuật Thủ Lãnh “ do Văn
phòng Hùng Tâm Dũng Chí Đà Nẵng xuất bản , trang 31-112 . (*)
I-
MỘT
ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THỰC SỰ
1/ Trong mọi công việc cũng như hoạt động chúng ta phải đặt hết tin tưởng vào Thiên Chúa, Vì Lời Chúa đã phán :” Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong họ sẽ sinh được nhiều hoa trái “ (Gạ 15,5). Thiên Chúa làm chủ các tâm hồn, là nguồn mọi sự lành, chỉ Ngài mới có thể hướng dẫn và soi sang tâm hồn, còn chúng ta chỉ là dụng cụ Chúa dung để làm cho tâm hồn các em nhỏ của chúng ta lớn lên (lời Thánh Phao lô “Kẻ trồng người tưới, song chỉ có Chúa mới cho mọc lên “) .
2/ Thế nên, trước mỗi hoạt động nào đó cho Phong Trào, người huynh trưởng phải biết CẦU NGUYỆN xin Chúa soi sang hướng dẫn để tìm được Thánh Y! Chúa trong mọi hoạt động “ Xin Chúa ban cho con ơn cần thiết để chu toàn phận sự “ (Kinh Huynh Trưởng ).Lời kinh vẫn luôn trên đầu môi ấy đã đem lại cho chúng ta một trợ giúp nào chưa ? Và rồi, luật thứ 7 phải luôn sống động trong người huynh trưởng : “Huynh trưởng chịu lễ, hy sinh , cầu nguyện cho các em đoàn minh “.
3/ Sống
đạo là một đòi hỏi cấp bách của bổn phận
Công việc của người huynh trưởng là huấn
luyện các em Hùng Dũng thành người Công giáo 100%, làm cho các em phát triển hết
mức những khả năng Thiên Chúa đã phú cho . Chúng ta chỉ có thể làm được như vậy
nếu chúng ta đã thực sự là người Công giáo biết sống đạo thực sự . Lời nói và
việc làm của chúng ta chỉ gây được hiệu
quả trong mức độ Chúa Ki tô nói và hành động trong chúng ta .
“ Chào ông, ông có con chó thật đẹp …..
nhưng chớ gì hồn ông cũng đẹp như con chó của ông “ . Lời nói đó của cha thánh
Vianney khiến cho người chủ con chó đi xưng tội với Ngài ; thử hỏi nếu câu nói
đó được thốt ra từ môi miệng một người khác thì hậu quả sẽ ra sao ?
“ Xin
Chúa ban cho con ơn luôn làm hài lòng các em để giúp các em thêm yêu mếm Chúa
“ .Nét dễ thương lôi cuốn nơi người huynh trưởng chỉ có thể có được bằng lời cầu
xin chân thành, cùng với sự cố gắng tập luyện hằng ngày, chứ không phải trong
chốc lát khi khoác lên người bộ đồng phục là tự nhiên có được .
II- MỘT TINH THẦN HY SINH VÀ NÊU GƯƠNG SÁNG
“Huynh trưởng đại độ luôn luôn hy sinh bất kể
“ (điều luật 1) và nhất là ” Huynh trưởng hướng dẫn và làm gương đi đầu mọi lúc mọi nơi “(điều
luật 2).
Để chinh
phục thì phải hy sinh và quảng đại . Để lôi kéo người khác thì phải có quả tim
rộng rãi cho kẻ khác cậy nương . Một ngôi nhà không đủ rộng thì làm sao có chỗ
cho nhiều người đang tuốn đến ?
1/ Xin nhắc lại ở
đây một lần nữa rằng , vai trò thủ lãnh của người huynh trưởng không phải là truyền khiến, hưởng thụ, nhưng là phục
vụ các em nhỏ của Chúa giê su . Nhiệm vụ người phục vụ đòi hỏi phải HY
SINH . Một người phục vụ lý tưởng là người
biết hy sinh hết mình , một người “dám hiến
mạng sống mình cho kẻ mình yêu” . Thế nên, thực không ai dễ thương và lôi
cuốn các em hơn người huynh trưởng biết tận tụy hy sinh vì các em và cho các em . Một huynh trưởng có
biết hy sinh hay không, điều này các em sẽ nhận thấy ngayma2 không cần ai
nói . Một công việc khó nhọc ư, cứ bắt
tay vào đi, hành động đó đẹp lắm, lôi cuốn lắm đó, và cũng để lại thật nhiều ảnh
hưởng lắm đó . Tính toán nhiều thì cũng
sẽ bị tính toán lại nhiều ,. Phải thế không người hiynh trưởng . “ “ Đời người vui khi luôn hy sinh quên mình
“ mà .
2/ Nói về gương sáng , chúng tôi xin gửi người
huynh trưởng về với cuốn “ Thuật lãnh đạo “ số 20 với vài đoạn xin phép được
trích ra đây :
·
Vị chỉ huy là tấm gương để cấp dưới soi chung
. Mắt kẻ tùy viên bao giờ cũng hướng về thủ lãnh . Chỉ huy càng nhiều gương sang
càng được tôn trọng và mến phục .
·
Vị chỉ huy luôn nêu gương có thể đòi hỏi người dưới quyền bất cứ điều gì
, vì tựu trung người ấy vẫn đáng được yêu mến và thu phục nhân tâm dễ dàng .
·
Vị chỉ huy muốn đòi hỏi tùy viên làm việc khó
nhọc thì chính mình phải nêu gương trước . Muốn được người ta cộng tác dễ dàng
thì phải yêu sách chính mình nhiều hơn .
·
Ai chỉ nghĩ mình sẽ làm việc để được thưởng người ấy suốt đời sẽ làm hạ cấp,
chẳng bao giờ lên thành thủ lãnh .
Cũng xin ghi lại đây lời ca : “ Mau lên đường vui đi xông pha xông pha , mau lên đường vang lên câu ca câu ca “ ( Ca huynh trưởng )
III-
MỘT
LÒNG KHIÊM TỐN VÀ QUẢNG ĐẠI
“
Xin Chúa ban cho con … lòng hiền lành và khiêm tốn để sai khiến mà không làm mất lòng các em “
(Kinh huynh trưởng )
1. Phương châm của người huynh trưởng là : Ta
càng có uy tín và ảnh hưởng tốt trên các em khi ta tỏ ra không tìm một thỏa thích
tự ái riêng tư nào .
Khiêm
tốn đúng cách là nguồn ánh sáng giúp ta vượt qua những cái bên ngoài , là sức mạnh
đưa đến chiến thắng trong những cuộc chiến đấu cam go nhất . Sứ mệnh trao cho
huynh trưởng là đem lại lợi ích cho các em , thế nên kiêu căng và thích lợi
danh không thể là tiêu chuẩn cho những quyết định và tìm kiếm của người huynh
trưởng .
“
Khiêm nhường với chính mình, người chỉ huy trở nên mạnh mẽ hơn đối với kẻ khác
. Cũng như thật thà với chính mình , họ có thể đòi hỏi người khác thật thà với họ “ (J.J Chevallier) .
Người
huynh trưởng là người : “ Khi có gì lủng
củng trong đoàn, khi có một sự lỗi phạm, thì biết tìm trước hết trách nhiệm của mình trước kẻ khác
“ , vì “ người huynh trưởng gánh trách
nhiệm của đoàn mình “ ( điều luật 8) .
Đức tính căn bản và có lẽ họa hiếm nhất của chỉ huy là đức khiêm nhường . Nếu thủ lãnh không hoàn toàn chân nhận điều đó , nếu họ không biết hấp thụ những bài học thực tế nơi người và ngoại vật, nếu họ cứ khăng khăng giữ lập trường không muốn nghe ai, họ sẽ kiệt sức và bù đầu với công việc “ ( Thuật Thủ Lãnh , Tin Yêu, trang 111-112) .
2.
“
Huynh trưởng đại độ luôn luôn hy sinh ….. “ (điều luật 1)
“ Chắc bạn
không tin rằng cầm chùy mà không đập ai thì cảm thấy sung sướng cao thượng hoàn
toàn . Kẻ mạnh thường hiền lành “ (Lyauty)
Một tự ái
nhỏ, một sự chấp nhất cỏn con có thể đưa đến cuộc chiến tranh lạnh giữa huynh
trưởng và đoàn sinh ( nhất là các cơ Chiến Chinh) . Không, người huynh trưởng
không thể có thái độ hẹp hòi như vậy được . Cứ chấp nhất những chuyện cỏn con thì
anh chị ấy sẽ mất tín nhiệm hoàn toàn đối với các em . Và rồi , chỉ một thái độ
vô tình của một em đoàn sinh nào đó cũng có thể đưa công việc của anh chị đó đến
thất bại , đó là chưa kể đến những lời khích bác của những em thiếu thiện chí
xây dựng . Có lẽ mỗi người huynh trưởng không thiếu kinh nghiệm, có khi là đáng
tiếc về chuyện này .
Xin ghi lại
ở đây lời cha Gaston Courtois : Thủ lãnh
cần ý thức : Đối với thuộc cấp cần đối xử tử tế, bạn sẽ thấy họ thay đổi . Hành
động thế đâu phải là nhu nhược, nhưng đòi hỏi một nghị lực phi thường . Lấy đức
báo oán là thượng sách (Thuật Lãnh Đạo, Tin Yêu, trang 83) .
Và một tư
tưởng của Montaigne : “ Mọi khoa học khác
đều tai hại nếu không có khoa học lòng nhân . Tôi thích làm cho người khác yêu
hơn là làm người ta sợ “.
Để kết luận
xin nhắc lại một lần nữa rằng , vai trò người huynh trưởng là phục vụ theo
gương vị Thủ Lãnh Tối Cao, Đáng xuống thế
gian để làm tôi tớ . Thế nên, chúng ta phải hành động trong tinh thần Đức Tin,
trong sự hy sinh quảng đại, trong đời sống gương mẫu . Không thế chúng ta chẳng
đem được các em nhỏ về cho Thiên Chúa đâu .
Nguyễn Viết Đinh
TRẠI HUẤN
LUYỆN HUYNH TRƯỞNG HTDC CẤP III
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét