ĐẶC ĐIỂM TRẺ GIAI ĐOẠN 3-7 TUỔI
Giai đoạn này trẻ có thể bắt đầu hiểu nguyên nhân hệ quả, tốt xấu của 1 nhân vật hoặc sự việc nào đó. Trẻ thích đóng vai làm nhân vật đó hoặc có thể phát triển câu chuyện của bạn theo hướng suy nghĩ của bé hoặc của bạn yêu cầu.
Giai đoạn 1: Câu chuyện của bạn nên được kể và sử dụng 2 công cụ sau:
- Dùng thú bông hoặc hình vẽ, tranh ảnh, trang sách… để diễn tả chức năng hay quy trình của 1 nhân vật hoặc sự việc.
- Dùng câu hỏi để hỏi về nguyên nhân và hệ quả, việc làm tốt và chưa tốt. Ví dụ, câu chuyện có đoạn: “thỏ con có đôi chân dài nên đi nhanh hơn rùa con phải đeo chiếc mai to ơi là to trên lưng, nhưng thỏ luôn đi học trễ, còn rùa đi học đúng giờ. Thỏ thường xem TV rất khuya ban đêm và thức dậy rất trễ vào sáng sớm nên không kịp ăn sáng và đánh răng, trong khi đó rùa con đi ngủ lúc 9:00 tối và thức dậy sớm để tập thể dục, đánh răng sạch sẽ và ăn sáng trước khi đi học…” Bạn có thể hỏi trẻ về nguyên nhân-hệ quả, tốt và chưa tốt và những điều trái nghịch. Bạn có thể hỏi: Bi ơi, tại sao thỏ con đi học muộn vậy? Rùa con dậy sớm đánh răng sạch sẽ, rùa con có ngoan không?
Khi nào biết cần chuyển giai đoạn: Cứ lấy ý trẻ mà nương theo để phát triển, trẻ sẽ cho bạn biết khi nào cần chuyển sang giai đoạn mới. Khi trẻ có thể trả lời câu hỏi của bạn dù đúng hay sai cũng là lúc có thể chuyển.
Giai đoạn 2: Sử dụng những vật dụng trong nhà hoặc đồ chơi để diễn lại câu chuyện với trẻ.
Hãy để trẻ làm 1 nhân vật trong câu chuyện và hỏi trẻ : Nhân vật con đóng có gì tốt hoặc chưa tốt nè? Hãy để trẻ đóng tự nhiên nhất có thể, bạn có thể là nhân vật còn lại. Quan trọng là trẻ sẽ tự hiểu và làm tốt nhất nhân vật của mình.
Khi nào biết cần chuyển giai đoạn: Không cần đợi, chỉ cần cho trẻ hiểu ý nghĩa của những nhân vật thì trẻ có thể tự làm tốt ở giai đoạn 3.
Giai đoạn 3: Cũng kể câu chuyện và cũng đóng nhân vật, nhưng hãy hỏi trẻ sẽ làm gì khác nếu con là nhân vật phản diện.
Giai đoạn này sẽ giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ để mô tả những tính cách nhân vật phản diện và có thể làm tốt nó hơn. Đó là bài học để dạy trẻ biết thay đổi để làm tốt hơn.
Những lỗi sai thường mắc khi kể chuyện cho trẻ
- Quá mong đợi trẻ sẽ ngồi yên và thích thú câu chuyện của bạn. Rất tiếc là không như vậy, trẻ con chỉ chịu ngồi yên với những gì chúng hứng thú. Do đó, hãy hiểu những đặc điểm sinh lý phát triển của trẻ ở mỗi độ tuổi ở trên để tạo nên sự hứng thú của trẻ.
- Nhấn mạnh quá nhiều nguyên nhân hệ quả cho trẻ nhỏ khi kể chuyện. Cha mẹ thường tập trung nói nhân vật này xấu, nhân vật kia tốt, tốt như thế nào khi kể chuyện. Thực tế, nếu trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, trẻ không hiểu điều này. Quá tập trung điều này sẽ làm câu chuyện bạn kể trở nên mất hứng thú, mà trẻ lại không học được nhiều về ngôn ngữ và trí tưởng tượng.
- Đau đầu tìm câu chuyện mới cho trẻ và chọn nội dung câu chuyện quá phức tạp và quá tình cảm. Thực tế, 1 câu chuyện có thể sử dụng cho 3 nhóm tuổi từ nhỏ đến lớn mà không làm giảm giá trị của nó nếu biết cách khai thác những đặc điểm đúng của nó theo từng độ tuổi. Do đó, hãy tự sắm cho mình 1 sách gồm những câu chuyện ngắn, nội dung đơn giản xoay quanh tình bạn, bài học ý nghĩa, gia đình , thầy cô…Trẻ ở độ tuổi nào vẫn sử dụng lại được, chỉ cần nhớ rằng: “Trẻ không cần nhiều, chỉ cần chất lượng”.
- Phớt lờ hoặc trả lời đại khái những câu hỏi của trẻ. Thực tế, khi bạn kể chuyện chỉ đem lại 50% lợi ích cho phát triển não bộ, 50% còn lại chính là sự tương tác của trẻ trong những câu hỏi. Đôi lúc những câu hỏi hóc búa và rất khó trả lời, nhưng bạn cần trả lời bé một cách nhiệt tình, hoặc nếu bạn chưa có câu trả lời thì hãy cho bé 1 cái hẹn và đảm bảo giữ đúng lời hứa với bé.
Bác sĩ Anh Nguyễn
Bệnh viện Hoàng gia Worcester, Anh
(Trích https://hieutre.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét