Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

SƠ CẤP CỨU KHI ĐI CẮM TRẠI, DÃ NGOẠI (3)


3- BỊ RẮN CẮN

       Tai nạn rắn cắn thường xảy ra bất ngờ, khiến nạn nhân và những người trong gia đình lúng túng, chậm trễ… nhiều khi không cứu nổi. Sau khi cắn người, con rắn thường chạy mất, nạn nhân không kịp nhận diện để biết là rắn lành hay rắn độc, nhất là trong đêm tối… Do vậy, khi không may bị rắn cắn, nạn nhân phải thật bình tĩnh, nhanh chóng làm các việc dưới đây:

        a) PHÂN BIỆT RẮN LÀNH HAY RẮN ĐỘC  :

        Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc
      - Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn...
        Nếu là rắn thường (rắn không độc) như trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm... thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.
       Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.
       Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.



Trên: Vết cắn rắn độc     –     Dưới: vết cắn rắn không độc.


        - Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu
toàn thân, nôn ra máu...
         Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.
         Đối với rắn độc người ta chia thành hai nhóm để sơ cứu :

        - nhóm làm rối loạn đông máu  : rắn lục, rắn chàm quạp....


         


Chỗ cắn đau buốt, sưng tấy, phù nề nhanh chóng, hoại tử lan dần xung quanh chỗ cắn về phía gốc chi. Truỵ tim mạch nếu có nọc độc nhiều, có thể phù phổi cấp tính, chảy máu các phủ tạng, liệt hô hấp, những ngày sau có tổn thương gan thận … 

       - nhóm  
rắn g
ây nhiễm độc thần kinh : rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia. hổ đất, hổ mèo, hổ chúa , rắn biển (đẻn ) .....
         Dấu hiệu tại chỗ không đáng kể, ít phù, ít đau nhưng sau 30 phút trở đi, mệt mỏi rã rời, liệt các chi, liệt hô hấp, hôn mê, có thể làm ngưng tim, những giờ sau dễ có rối loạn đông máu gây đông máu rải rác trong mạch. 





Mỗi loại rắn cắn tạo ra vết thương ngoài da và hệ quả khác nhau: rắn lục vết thương nhỏ. Rắn chàm quạp làm cho sưng, nổi bóng nước, xuất huyết trong bóng nước và lở loét. Rắn hổ đất vết cắn chỉ hơi sưng nhẹ nhưng bệnh nhân nhanh chóng bị ức chế thần kinh, suy hô hấp. Rắn hổ mèo cắn bệnh nhân rất đau nhức và chỗ cắn bị hoại tử.

           b) SƠ CỨU 

            - SƠ CỨU KHI BỊ NHÓM RẮN HỔ CẮN :

+ Bước 1: 

Băng ép (garô): phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Mc đích là đ ngăn không cho máu đưa nc đc ca rn v tim.

Chú ý : ga-rô sao cho ngăn được máu tĩnh mạch chảy về tim nhưng không cản trở lưu thông máu động mạch, tức là vẫn bắt mạch được ở đoạn chi phía dưới.

 Người không kinh nghiệm thường sơ cứu sai ở chỗ thắt garo quá chặt dẫn đến hoại tử phần thiếu máu .

Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.
Tốt nhất là dùng băng chun giãn để băng ép  đủ chặt trên chỗ bị cắn .Băng ép từ trên vết thương xuống để hạn chế hấp thu nọc độc theo đường bạch huyết (ví dụ rắn cắn ở mắt cá thì băng ép từ cẳng chân xuống), nên để chi thấp hơn tim. 
+ Bước 2: 
Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, bằng xà phòng và nước sạch. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰.
+ Bước 3: 
Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa)  rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+)tại vết răng nanh . Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng.
+ Bước 4: 
Nặn máu ra hoặc dùng bầu giác hút máu tại chỗ rắn cắn  , rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.
+ Bước 5: 
Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn bằng nẹp gỗ , chi bị cắn phải được tránh cử động tuyệt đối để không làm tăng sự hấp thụ nọc. Bất kỳ sự co cơ nào cũng làm tăng lan tỏa nọc.
Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
        - SƠ CỨU KHI BỊ NHÓM RẮN LỤC CẮN :
          Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, rạch rộng, hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
         Nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Lưu ý:

- Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.

- Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.

- Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.

- Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.
Nếu có thể nên mang theo con rắn đã cắn nạn nhân, giúp bác sĩ nhận diện được chủng loại rắn, nhưng chú ý có thể vẫn còn nọc độc làm ảnh hưởng đến nhiều người khác.

- Nếu bị rắn cắn sau 15-30' mà vết cắn không đau, không phù, chi bị cắn không tê bại thì không phải rắn độc cắn.


Mo xua rn và đề phòng rắn cắn 

(nếu bn cm tri ng li trong rng):

- Đ hn chế rn cn bn không nên đi giày, tt có màu trng, hoc đ vì rn s nhm tưởng là con mi ca chúng.


- Bn hãy dùng mui ăn rc xung quanh nơi bn cm tri, làm vy rn s không bén mng ti “thăm” bn na


Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:

- Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. 
- Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc.
- Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp.



                                                                                 ( tổng hợp trên internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét