Giới thiệu
Hai chữ “căn bản” sử dụng trong Hướng đạo để nói đến những yếu tố cơ bản làm nền tảng của sự thống nhất của Phong trào, đó là mục đích, nguyên lý, và phương pháp. Vì vậy, dù Hướng đạo dùng nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng xã hội, những nguyên lý căn bản là mẫu số chung kết nối Phong trào trên toàn thế giới. Những nguyên lý căn bản này được ghi trong Chương 1 của Hiến chương của Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới (The WorldOrganizationof the ScoutMovement, WOSM) và định rõ đặc điểm tất cả các tổ chức thành viên của WOSM.
Sau nhiều năm nghiên cứu trên toàn thế giới, văn kiện hiện tại của các nguyên lý căn bản đã được Hội nghị Hướng đạo Thế giới lần thứ 26 tổ chức tại Montréal năm 1977 thông qua. Đây là văn kiện duy nhất có giá trị với sự đồng thuận của hơn một trăm tổ chức thành viên của WOSM.
Dưới tựa đề “Phong trào Hướng đạo”. Chương 1 Hiến pháp của WOSM bàn đến:
1. Định nghĩa của Hướng
đạo
2. Mục đích của Hướng
đạo
3. Nguyên lý của Hướng
đạo và sự diễn tả trong Lời hứa cùng Luật Hướng đạo.
4. Phương pháp Hướng
đạo.
Trừ trường hợp có ghi chú khác, tất cả những trích dịch trong phần này là từ Chương 1- Hiến chương WOSM.
Định nghĩa
Phong trào Hướng đạo (được định nghĩa) là “một phong trào giáo dục tự nguyện và phi chính trị cho trẻ em, đón nhận tất mọi người không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, hay tôn giáo, theo đúng mục đích, nguyên lý và phương pháp do Người Sáng Lập nghĩ ra như nêu dưới đây.”
Cần lưu ý ngay từ đầu rằng người ta không thể mô tả tất cả mọi mặt của Phong trào Hướng đạo bằng một tuyên bố đơn độc. Nhóm chữ sau cùng của định nghĩa nêu trên thừa nhận điều này và nhấn mạnh đến mục đích, nguyên tắc và phương pháp, tư tưởng của RobertBaden‒Powell ‒ Người Sáng Lập Phong trào Hướng đạo ‒ là một phần không thể thiếu của định nghĩa. Những nguyên lý cơ bản này sẽ được thảo luận chi tiết ở đoạn sau. Những từ khóa sử dụng trong định nghĩa, thể hiện những đặc điểm chính của Phong trào sẽ được giải thích vắn tắt dưới đây.
Phong trào có nghĩa là một loạt các hoạt động có tổ chức hướng tới một mục tiêu. Nhưvậy, một phong trào ngụ ý cả mục tiêu phải đạt được và một số hình thức tổ chức để thực hiện những mục tiêu ấy.
Tính cách tự nguyện của Phong trào Hướng đạo nhấn mạnh một thực tế là các thành viên tự ý tham gia và tự ý chấp nhận các nguyên lý căn bản của Phong trào. Nhận xét này áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Là một phong trào giáo dục, Hướng đạo là phi chính trị, trong nghĩa này, Phong trào Hướng đạo không tham gia vào cuộc đấu tranh giành quyền lực, một vấn đề của chính trị và thường được thể hiện trong hệ thống của các đảng phái chính trị. Tính phi chính trị là một đòi hỏi theo hiến chương của Phong trào với tất cả các thành viên quốc gia và là một đặc tính căn bản của Phong trào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Hướng đạo hoàn toàn tách rời khỏi thực tế chính trị của quốc gia. Trước tiên, đây là một phong trào với mục đích phát triển công dân có trách nhiệm; việc giáo dục công dân này không thể thực hiện được nếu không có một nhận thức về thực tế chính trị trong đất nước. Thứ hai, đây là một phong trào dựa trên một số nguyên lý ‒ luật pháp cơ bản và niềm tin ‒ ảnh hưởng đến chính kiến của các thành viên của Phong trào.
Hướng đạo được định nghĩa là một phong trào giáo dục. Đây là bản chất riêng biệt của phong trào và sẽ được khai triển chi tiết hơn trong phần sau đây.
Theo nghĩa rộng nhất, giáo dục có thể được định nghĩa là một quá trình nhằm phát triển toàn diện khả năng của con người. Hướng đạo phải được rõ ràng phân biệt với một phong trào giải trí thuần túy, như ở vài nơi trên thế giới quan niệm. Dù các hoạt động giải trí có tầm quan trọng trong sinh hoạt Hướng đạo, nhưng đó chỉ là những phương tiện dùng để đạt đến mục đích, và tự chúng không phải là mục đích.
Giáo dục cũng cần được phân biệt với quá trình thu thập kiến thức hoặc các kỹ năng chuyên biệt. Như được định nghĩa ở trên, giáo dục liên quan đến việc phát triển các khả năng của trí tuệ “học để biết” và sự phát triển thái độ “học để thành người”, trong khi quá trình thu thập kiến thức hoặc các kỹ năng đặc biệt được xem là “học để làm”. Trong khi cả hai khía cạnh đều là sinh hoạt căn bản của phong trào, việc đạt được kiến thức hay kỹ năng cụ thể là những phương tiện để đi đến mục đích, và mục đích ở đây là giáo dục.
Chính Người Sáng Lập (Baden‒Powell) viết, “Ở đây, mục tiêu quan trọng nhất trong việc đào tạo Hướng đạo sinh ‒ là giáo dục; không phải là chỉ dẫn, nhưng là giáo dục, có nghĩa là, để khuyến khích trẻ tự tìm hiểu cho chính mình, và theo ý muốn của riêng mình, những điều có khuynh hướng phát triển tính khí của trẻ em.” (1)
Hai chữ giáo dục thường được gắn liền với hệ thống trường học, tuy nhiên, học ở trường chỉ là một (trong vài) hình thức giáo dục. Theo UNESCO, có ba loại giáo dục khác nhau.
Giáo dục chính thức (formaleducation) là hệ thống giáo dục có cấu trúc theo thứ bậc, theo thứ tự thời gian, bắt đầu từ tiểu học đến đại học (và hậu đại học).
Giáo dục không theo quy định (informaleducation) một quá trình lâu dài, trong đó mỗi người phát triển tính khí, các giá trị, kỹ năng và kiến thức từ kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày và những ảnh hưởng có tác dụng giáo dục cùng các nguồn lực trong môi trường cá nhân.
Giáo dục không chính thức (non‒formal) là những hoạt động giáo dục có tổ chức ‒ ngoài hệ thống giáo dục chính thức ‒ đây là một cơ sở có tổ chức mục đích giáo dục và phục vụ đối tượng và mục tiêu học tập định trước.
Hướng đạo thuộc loại giáo dục cuối cùng vừa kể, hoạt động ngoài hệ thống giáo dục chính thức, đây là một cơ sở có tổ chức với mục đích giáo dục nhắm vào đối tượng đã định trước.
Đối tượng của Hướng đạo là những người trẻ, Đây là một phong trào thanh thiếu niên, ở đó vai trò của người lớn là hỗ trợ trẻ em đạt được các mục tiêu của Hướng đạo. Trong khi có những khuynh hướng rộng rãi về lứa tuổi sinh hoạt của trẻ trong phong trào, và không có quy định cứng nhắc chi phối vấn đề này, do đó mỗi tổ chức Hướng đạo quốc gia sẽ tự ấn định lứa tuổi sinh hoạt riêng tại quốc gia đó. Hướng đạo là sinh hoạt mở cho tất cả mọi người, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, giai cấp hay tín ngưỡng. Do đó, một trong những luật cơ bản của Phong trào là nguyên tắc không đối xử phân biệt, miễn là các cá nhân tự nguyện tuân theo mục đích, nguyên lý và phương pháp Hướng đạo.
Mục đích của Phong trào Hướng đạo
Mục đích
của phong trào là lý do căn bản cho sự tồn tại của Hướng đạo; Mục đích chỉ ra
đích đến của Phong trào. Mục đích của Phong trào Hướng đạo là
“để góp
phần vào sự phát triển trọn vẹn tiềm năng của thanh thiếu niên về thể chất, trí
tuệ, về mặt xã hội và tâm linh như một cá thể, như những công dân có trách
nhiệm và những thành viên của cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế.”
Văn bản Mục đích này nhấn mạnh tính chất giáo dục của Phong trào với mục tiêu phát triển toàn diện khả năng của con người. Một trong những nguyên tắc cơ bản của giáo dục là những yếu tố tạo nên con người ‒ cụ thể là thể chất, trí tuệ, xã hội và tâm linh ‒ không thể phát triển riêng biệt. Quá trình phát triển của con người, theo định nghĩa, là một quá trình hợp nhất.
Cần lưu ý văn bản mục đích này của Phong trào Hướng đạo nhấn mạnh một thực tế, Hướng đạo, là một trong những nhân tố góp phần vào sự phát triển của thanh thiếu niên. Hướng đạo, do đó, không phải là tổ chức thay thế cho gia đình, trường học, tôn giáo và các tổ chức xã hội khác; phong trào Hướng đạo có mặt để bổ sung cho những tác động giáo dục của những tổ chức xã hội nêu trên.
Cũng cần lưu ý rằng khái niệm về công dân có trách nhiệm, một trong những mục tiêu cơ bản của Hướng đạo, phải được hiểu trong một mạch văn thông thoáng. Vì thế, một người, trước hết, là một cá thể. Cá nhân này là một phần tử của cộng đồng, là một phần của một cơ cấu chính trị rộng lớn hơn (quận, tỉnh, tiểu bang, v.v…) là nhà nước có chủ quyền, hoặc quốc gia. Quốc gia lại là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Một công dân có trách nhiệm phải nhận thức được về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ với các cộng đồng từ địa phương đến quốc tế.
Nguyên lý của Phong trào Hướng đạo
Nguyên
lý là những luật cơ bản và niềm tin cần được tuân thủ để đạt đến mục đích. Nguyên
lý tương ứng với một quy tắc ứng xử mang nét đặc thù của tất cả thành viên của
Phong trào. Hướng đạo dựa trên ba nguyên lý tiêu biểu cho những điều luật cơ
bản và lòng tin. Đó là “Bổn phận với tâm linh”, “Bổn phận với tha nhân” và “Bổn
phận với bản thân”. Theo đó cho thấy, nguyên lý đầu tiên đề cập đến mối quan hệ
của một người với những giá trị tinh thần trong cuộc sống; nguyên
lý thứ hai nói đến mối quan hệ của một người với xã hội theo nghĩa rộng
nhất của chữ này; và nguyên lý thứ thứ ba, nói đến bổn phận của
một người đối với chính mình.
Bổn phận với tâm linh
Dưới
tiêu đề “Bổn phận với Thượng đế”, nguyên lý đầu tiên trong những nguyên lý nêu
trên của Phong trào Hướng đạo, được định nghĩa là “tuân thủ những
nguyên lý tâm linh, trung thành với tôn giáo thể hiện những nguyên lý
ấy và từ đó chấp nhận những trách nhiệm tâm linh.” Một điểm đáng
lưu ý, ngược tiêu đề, Duty to God, nội dung và từ ngữ dùng trong
nguyên lý này không sử dụng hai chữ “Thượng đế” (God), để làm rõ ý nghĩa rằng
nguyên lý này bao gồm những tôn giáo không có một thượng
đế[i] (non‒monotheistic), như Ấn Độ giáo, hoặc những tôn giáo không có một
“thượng đế” cá nhân, như Phật giáo.
Khi được hỏi từ đâu tôn giáo đã đi vào Phong trào Nam và Nữ Hướng đạo, Baden‒Powell đáp, “Tôn giáo không đi vào Hướng đạo. Tín ngưỡng đã có sẵn ở đó. Đây là một yếu tố căn bản xác định Phong trào Nam và Nữ Hướng đạo.” (2)
Phân tích cẩn thận những tác phẩm của Người Sáng Lập Phong trào, người ta thấy rằng khái niệm về một quyền lực siêu nhiên (trên con người) là một điều cơ bản của Hướng đạo. Toàn bộ phương pháp giáo dục của Phong trào gồm việc giúp thanh thiếu niên vượt ra ngoài thế giới vật chất và đi tìm các giá trị tinh thần của cuộc sống.
Bổn phận với người khác (tha nhân)
Dưới tiêu khái quát đề này, một số luật cơ bản của Phong trào được xếp thành nhóm, vì tất cả đều nói đến trách nhiệm của một con người đối với không gian nhiều chiều của xã hội. Bổn phận với tha nhân được định nghĩa như sau:
“– Trung
thành với quốc gia của mình, hài hoà với việc cổ suý hòa bình, cảm thông và hợp
tác tại địa phương, quốc gia và quốc tế.
– Tham gia
vào sự phát triển xã hội, công nhận và tôn trọng nhân phẩm của người khác với
sự toàn vẹn của thế giới thiên nhiên.”
Mệnh đề đầu tiên bàn đến hai khái niệm cơ bản của Phong trào Hướng đạo: lòng trung thành với đất nước, sự cảm thông và tình thân hữu với mọi người trên thế giới. Cả hai được kết hợp trong một mệnh đề cho thấy rằng các khái niệm về lòng trung thành với một đất nước không phải là một khái niệm yêu nước hạn hẹp (“sô vanh”, chauvisnistic), mà cần được đặt trong một tầm nhìn rộng rãi, hòa hợp với việc cổ suý hòa bình, sự cảm thông và hợp tác ở mọi cấp, từ địa phương, quốc gia đến quốc tế. Cách tiếp cận này phản ánh trung thực triết lý của Người Sáng Lập phong trào khi ông viết,
“Chúng ta
nên cẩn thận khi hướng dẫn tinh thần yêu nước vào lòng thanh thiếu niên. Tinh
thần yêu nước ấy phải vượt trên tình cảm hạn hẹp dành riêng và thường dừng lại
ở đất nước của chính mình, từ đó thường gây ra ghen tị và thù hận trong việc
giao tiếp với người khác. Tinh thần yêu nước của chúng ta là lòng yêu nước cao
quý, khoáng đạt, chấp nhận sự công bằng và hợp lý trong những yêu cầu của người
khác và đưa đất nước chúng ta vào khối thân hữu với các quốc gia khác trên thế
giới. Bước đầu tiên để đạt mục đích này này là phát triển hòa bình và thiện chí
trong biên giới riêng của chúng ta, bằng cách tập luyện trẻ của chúng ta, cả
nam lẫn nữ, thực hành lối sống hài hoà, hợp tác, thân ái như một thói quen; như
thế lòng ghen ghét giữa thị xã này với quận lỵ khác, giai cấp này chống lại
giai cấp khác và giáo này phái chống lại tôn giáo kia sẽ không thể tồn tại; và
sau đó mở rộng tình cảm tốt đẹp này ra ngoài biên giới, hướng tới hàng xóm láng
giềng của chúng ta ...” (3)
Kể từ khi thành hình, Hướng đạo đã coi trọng việc đề xướng tình anh em và sự hiểu biết trong tập thể người trẻ của mọi quốc gia. Những cuộc họp bạn quốc tế giữa giới trẻ chỉ là biểu hiện dễ thấy nhất của những phương tiện dùng để đạt được mục tiêu này. Mục đích sẽ đạt được ở mực độ sâu sắc hơn qua sinh hoạt thường xuyên của chương trình Hướng đạo, .
Mệnh đề thứ hai ‒ “Tham gia vào việc phát triển của xã hội ...” ‒ thể hiện một cách toàn diện nguyên lý căn bản, giúp ích tha nhân (người khác). Trước tiên, theo triết lý của Người Sáng Lập, giúp ích được hiểu theo nghĩa rộng nhất, là một phần đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Thứ hai, sự phát triển này không phải thế nào cũNg được mà (giúp ích) phải đặt cơ sở trên sự tôn trọng nhân phẩm của con người và sự toàn vẹn của của thiên nhiên.
Khái niệm về phẩm giá của con người là một phương châm cơ bản của cộng đồng quốc tế và được ghi rõ trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đơn giản, có nghĩa là mọi hành động và sinh hoạt Hướng đạo phải dựa vào nền tảng tôn trọng con người.
Khái niệm về sự toàn vẹn của thế giới thiên nhiên thể hiện bằng quan điểm bảo tồn thiên nhiên, luôn luôn là cơ sở của Phong trào Hướng đạo. Khái niệm này nhấn mạnh rằng không gian sinh tồn của loài người và các sinh vật trên trái đất tạo thành một sinh thái toàn vẹn, một hệ thống tương sinh, và mọi tổn thương đến bất kỳ bộ phận nào đều gây ảnh hưởng giây chuyền đến toàn bộ hệ thống. Khái niệm này nhấn mạnh rằng, trong việc theo đuổi các mục tiêu phát triển, con người không thể khai thác tài nguyên thiên nhiên quá trớn, làm tổn hại đến sự cân bằng và hài hòa của thế giới thiên nhiên. Ngày nay khái niệm này gọi là Phát triển Bền vững (SustainableDevelopment).
Bổn phận với bản thân
Nguyên
tắc này được định nghĩa là “trách nhiệm phát triển bản thân.” Như
vậy, Hướng đạo không chỉ dựa theo các nguyên lý “Bổn phận với tâm linh tín
ngưỡng” và “Bổn phận với tha nhân”, mà còn dựa trên nguyên tắc con người phải
chịu trách nhiệm phát triển tiềm lực của chính mình. Điều này hoàn toàn phù hợp
với mục đích giáo dục của Phong trào Hướng đạo, để giúp trẻ phát triển toàn
diện tiềm năng ‒ một quá trình gọi là “phát triển” tính khí. Về phương diện
này, vai trò của những lời hứa và luật Hướng đạo là phần cơ bản nhất.
Giữ Lời hứa và sống theo tinh thần Luật Hướng đạo
Những
nguyên lý nêu trên liên quan đến mặt tinh thần, xã hội và cá nhân tạo thành
niềm tin và luật lệ căn bản làm nền móng cho Phong trào Hướng đạo. Do đó,
chương trình sinh hoạt của tất cả những hội Hướng đạo (quốc gia) phải tạo cơ
hội tối đa cho sự phát triển của thanh thiếu niên trên nền tảng những nguyên lý
này.
Kể từ
khi thành lập Phong trào, huấn cụ căn bản để diễn đạt những nguyên tắc này một
cách dễ hiểu và hấp dẫn cho trẻ là lời hứa và luật mà tất cả Hội (Hướng đạo)
thành viên phải có.
Ở mặt
này, lời hứa và luật do BP viết lúc ban đầu là một nguồn cảm hứng có ích, vì nó
biểu hiện các nguyên tắc căn bản của Phong trào. Tuy nhiên một điểm cần dược
nhất mạnh là lời hứa và luật Hướng đạo đầu tiên, đã được B-P viết cho thanh
thiếu niên nước Anh vào đầu thế kỷ 20. Mỗi hội (Hướng đạo) quốc gia phải đảm
bảo lời hứa và luật Hướng đạo được diễn đạt bằng bằng ngôn ngữ hiện đại, thích
hợp với văn hóa và văn minh đặc trưng của thời đại, đồng thời trung thực và
chính xác với những nguyên lý căn bản.
Để đảm bảo tính đa dạng của những diễn đạt này không ảnh hưởng đến sự thống nhất của Phong trào và tính trung thực với nguyên lý, những lời hứa và luật của các hội quốc gia thành viên, khi soạn thảo lần đầu tiên và bất cứ khi nào sửa đổi, đều phải có sự chấp thuận của Tổ chức Thế giới. (Tổ chức Thế giới Phong trào Hướng đạo, WOSM.)
Để đảm bảo tính đa dạng của những diễn đạt này không ảnh hưởng đến sự thống nhất của Phong trào và tính trung thực với nguyên lý, những lời hứa và luật của các hội quốc gia thành viên, khi soạn thảo lần đầu tiên và bất cứ khi nào sửa đổi, đều phải có sự chấp thuận của Tổ chức Thế giới. (Tổ chức Thế giới Phong trào Hướng đạo, WOSM.)
Phương
pháp Hướng đạo
Phương
pháp có thể định nghĩa là những phương tiện được sử dụng hoặc trình tự những
bước phải qua để đạt được mục tiêu. Khi phương pháp đã là một phần của một
phong trào theo một số nguyên lý, như trường hợp Phong trào Hướng đạo, phương
pháp (Hướng đạo) đó phải được xây dựng trên những nguyên lý ấy của Phong
trào.
Phương pháp Hướng đạo được định nghĩa là “một hệ thống tự huấn” bằng:
Phương pháp Hướng đạo được định nghĩa là “một hệ thống tự huấn” bằng:
·
Lời hứa
và luật.
·
Học bằng
cách tự làm.
·
Phương
pháp hàng đội (Patrolsystem hay teamsystem) hay thành viên của những nhóm nhỏ
(ví dụ, đội, đàn), tham gia, dưới sự hướng dẫn của người lớn (trưởng), tuần tự
khám phá, chấp nhận trách nhiệm và huấn luyện để tự trị nhằm phát triển tính
khí, thu thập kỹ năng, tự tin, đáng tin và cả hai khả năng hợp tác và lãnh
đạo.
·
Chương
trình từng bậc và hào hứng bằng các sinh hoạt khác nhau dựa trên những lợi ích
của trẻ, gồm các trò chơi, kỹ năng hữu ích, và giúp ích cộng đồng, đa số tổ
chức ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên.”
Phương
pháp Hướng đạo, như vậy, là một hệ thống tự giáo dục, đạt được là kết quả bằng
sự kết hợp của nhiều yếu tố dưới đây.
Trước khi thảo luận đến những yếu tố này, chúng ta cần hiểu rõ một khái niệm quan trọng trong định nghĩa của phương pháp Hướng đạo. Khái niệm này là phương pháp Hướng đạo là một hệ thống tự huấn (giáo dục) từng bậc tiến lên. Là một hệ thống, trên thực tế phương pháp Hướng đạo được ngầm hiểu là một tập hợp những nhân tố phụ thuộc lẫn nhau để hình thành một khối thống nhất và đồng bộ. Đó là lý do tại sao từ “phương pháp” (trong tiếng Anh, “method”) viết ở dạng số ít. Mặt khác, mỗi phần tử của phương pháp Hướng đạo tự nó có thể được xem như là một phương pháp (và trên thực tế, các phong trào khác đã đánh giá như thế); chúng ta chỉ có thể nói đến Phương pháp Hướng đạo khi tất cả các phần tử này được kết hợp chặt chẽ trong một Hệ thống giáo dục hợp nhất. Hệ thống này dựa trên ý tưởng tự giáo dục (huấn) từng bậc.
Lời hứa và Luật
Phần tử đầu tiên của Phương pháp Hướng đạo là lời hứa và luật. Như đã thấy, lời hứa và luật là những huấn cụ cơ bản cho việc xây dựng các nguyên lý của Phong trào Hướng đạo. Ở đây, tuy nhiên, chúng ta không để ý nhiều tới các nguyên tắc đạo đức trong lời hứa và luật, nhưng sẽ chú trọng nhiều hơn đến vai trò của lời hứa và luật như là một phương pháp giáo dục. Qua lời hứa và luật, thanh thiếu niên, do chính ý nguyện của riêng mình, tự cam kết trước bạn đồng đội về trách nhiệm tôn trọng và trung thành với một số giá trị ứng xử. Căn cước suốt đời gắn liền với những giá trị đạo đức, và cam kết cố gắng hết sức (“Tôi… hứa cố gắng hết sức…”) để sống với những lý tưởng Hướng đạo, vì thế, là một công cụ mạnh nhất trong sự phát triển thanh thiếu niên.
Học bằng cách làm
Một phần tử căn bản khác của Phương pháp Hướng đạo là khái niệm về giáo dục năng động, hoặc đơn giản hơn, học bằng cách làm, đã trở thành một nền tảng của giáo dục hiện đại. Khái niệm này hiển hiện trong suốt tác phẩm của Người Sáng Lập, ông đã nhấn mạnh một cách hệ thống rằng “trẻ luôn sẵn sànglàm hơn là ngồi nghe (digest).” (4)
Phương pháp Hướng đạo xác định muốn học phải quan sát, phải thử nghiệm và tự thực hiện,; điều này được Tiến sĩ MariaMontessori, một trong những học giả có uy tín nhất trong lĩnh vực giáo dục năng động, khen ngợi. Khi được hỏi làm thế nào hệ thống của bà sẽ áp dụng cho trẻ khi chúng đã phát triển ra khỏi giai đoạn thiếu nhi (sau khi sáu hoặc bảy tuổi), Tiến sĩ Montessori trả lời: “Nước Anh của bạn có Hội Hướng đạo, và huấn luyện của họ là một tiếp nối tự nhiên những gì tôi đã giúp cho trẻ em.” (5)
Một chương trình sinh hoạt không dựa trên khái niệm “học bằng cách làm” không thể được coi là một chương trình sinh hoạt Hướng đạo.
Thành viên của nhóm nhỏ
Một phần tử căn bản thứ ba của Phương pháp Hướng đạo là hệ thống thành viên của nhóm nhỏ (ví dụ như hệ thống hàng đội). Lợi ích của các nhóm nhỏ như là tác nhân của việc xã hội hoá ‒ tức là tạo điều kiện cho trẻ hội nhập vào đời sống xã hội ‒ từ lâu đã được khoa khoa học xã hội công nhận. Ở mặt này, một thực tế đã được thừa nhận, trong những nhóm cùng lứa, các mối quan hệ (con người) diễn ra ở mức căn bản nhất.
Ở một môi trường ít người với những quan hệ lâu bền, cùng mang căn cước thành viên của một nhóm (đội/đàn) cùng mục đích, có sự hiểu biết và thông cảm với đồng đội, anh em tương kính, cùng cảm thấy được tự do tự phát trong trật tự ‒ tất cả những điểm này tạo một môi trường lý tưởng cho những thiếu niên đang trải qua quá trình chuyển đổi qua giai đoạn trưởng thành.
Hoạt động với nhóm nhỏ như vậy sẽ tạo cơ hội cho trẻ dần khám phá và chấp nhận các ý tưởng về trách nhiệm và huấn luyện trẻ biết tự trị, điêu động sinh hoạt. Phương pháp hàng đội cũng tạo điều kiện cho trẻ phát triển tính khí, tự chủ, tự tin cậy và có khả năng để hợp tác và hướng dẫn (lãnh đạo).
Trong quá trình trên, vai trò của người lớn là hướng dẫn. Trách nhiệm này gồm việc giúp trẻ khám phá tiềm năng của các em, để nhận trách nhiệm trong đời sống xã hội. Vai trò của người lớn (huynh trưởng) không nên xem là vai trò kiểm soát, vì trẻ em chỉ có thể phát triển toàn vẹn trong một môi trường có sự tôn trọng và đánh giá đúng tínnh khí của các em. Khi thực sự được áp dụng, mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn đáp ứng được một nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện đại, vì nó tạo một nền tảng cho cuộc đối thoại và hợp tác giữa các thế hệ.
Chương trình hào hứng và từng bậc
Ba phần tử nêu trên của phương pháp Hướng đạo được cụ thể hoá trong chương trình Hướng đạo, là tổng thể của tất cả những sinh hoạt do thanh thiếu niên thực hiện trong sinh hoạt Hướng đạo. Chương trình sinh hoạt do đó phải được lập ra như một toàn bộ sinh hoạt hợp nhất, chứ không phải là một tập hợp các hoạt động linh tinh và rời rạc. Những đặc điểm căn bản của chương trình này tạo thành phần tử thứ tư của Phương pháp Hướng đạo.
Chương trình Hướng đạo do đó phải được kiến tạo một cách luỹ tiến để đáp ứng nhu cầu phát triển thanh thiếu niên, cân đối và từng bước một. Một trong những công cụ để đạt được sự tiến triển này là hệ thống trắc nghiệm và chuyên hiệu
Để đạt
được mục tiêu đã đề ra, một chương trình sinh hoạt phải hào hứng để thu
hút được trẻ. Ở mặt này, chương trình nên có sự xếp đặt hoà hợp những
sinh hoạt khác nhau dựa trên ý thích của trẻ. Cần lưu ý điều này khi
lập chương trình sinh hoạt vì đó là một trong những bảo đảm tốt nhất đưa đến
thành công.
Trong sự kết hợp cân đối những sinh hoạt khác nhau, trò chơi, kỹ năng có ích và giúp ích cộng đồng là ba lĩnh vực chính cần được để ý khi lập chương trình sinh hoạt. Sự kết hợp hài hòa những sinh hoạt thuộc ba lĩnh vực kể trên là cách tốt nhất để đảm bảo chương trình Hướng đạo sẽ đạt được mục tiêu giáo dục.
Kể từ ngày thành lập Hướng đạo, thiên nhiên và cuộc sống ở ngoài trời đã được coi là khung mẫu lý tưởng cho các sinh hoạt Hướng đạo. Người Sáng Lập phong trào, Baden-Powell, đã coi thiên nhiên có tầm quan trọng rất lớn. Thật vậy, cuốn “Hướng đạo cho trẻ em” có tựa nhỏ của là “Cuốn cẩm nang hướng dẫn thành công dân tốt qua kỹ năng đường rừng” và BP đã định nghĩa “kỹ năng đường rừng” là kiến thức về “động vật và thiên nhiên.” (6)
Tầm quan trọng mà Baden-Powell gắn liền với thiên nhiên không phải chỉ vì những lợi ích rõ ràng của cuộc sống ngoài trời cho sự phát triển thể chất của thanh thiếu niên.
Vì rằng, về mặt phát triển trí tuệ, những thử thách của thiên nhiên sẽ kích thích khả năng sáng tạo và giúp trẻ tìm được giải pháp dựa trên sự kết hợp của các phần tử mà cuộc sống quá tổ chức ở thành phố không bao giờ có được.
Hơn nữa, trên quan điểm phát triển xã hội, cùng chia sẻ những rủi ro và thử thách thức và sự kết hợp tập thể để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu, tạo ra một mối dây thân ái chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Điều ấy cho phép trẻ hiểu đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống trong xã hội.
Cuối cùng, thiên nhiên đóng một vai trò căn bản trong sự phát triển tinh thần của những người trẻ tuổi; bằng từ ngữ của Người Sáng Lập (B-P), “Những người vô thần ... cho rằng một tôn giáo học được từ sách vở do người đời viết không thể là một tôn giáo thật. Nhưng dường như họ không thấy rằng, bên cạnh những quyển sách in ... Thượng đế đã cho chúng ta một quyển sách vĩ đại để đọc, đó là thiên nhiên; và họ, không thể nói rằng có sự “không thật” ở đó. Sự thật phơi bày ngay trước mặt họ ... Tôi không chủ trương Nghiên cứu Thiên nhiên như là một hình thức thờ phượng hoặc có thể thay thế cho tôn giáo, nhưng tôi cổ suý cho sự hiểu biết về Thiên nhiên như một bước, trong vài trường hợp, để đi đến việc hiểu được tôn giáo (giá trị tâm linh).” (7)
Do đó, với Baden-Powell, “điều thật lạ ... trong tất cả những điều lạ là tại sao một số giáo viên đã bỏ rơi phương tiện giáo dục dễ dàng và vô tận này (học hỏi về thiên nhiên) và phải vật vã để áp đặt những lời giảng Kinh Thánh như bước đầu tiên để hướng dẫn đám trẻ hiếu động, nhiệt thành biết cách suy nghĩ về những điều phức tạp, cao xa hơn.” (8)
Do đó, bất cứ khi nào có thể, những sinh hoạt Hướng đạo nên tổ chức ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên, vì đấy là môi trường lý tưởng mà ở đó trẻ có thể phát triển hợp nhất và hài hòa.
©
1980-2011 ‒ Công hay diễu (Bản tiếng Việt)
(Nguồn : giupich.org )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét