Phong
trào HTDC không phải là phong trào giáo dục nhân bản thuần túy . Phong trào
HTDC còn là một phong trào Công giáo tiến hành chuyên biệt , nghĩa là một phong
trào tông đồ thiếu nhi, một phong trào tông đồ cảnh vực .
I-
THẾ
NÀO LÀ TÔNG ĐỒ CẢNH VỰC ?
Sống
trong xã hội mỗi người có một môi trường sống, một khung cảnh sinh hoạt,một
lĩnh vực nghề nghiệp .Môi trường sống của anh là thôn quê hay thành thị , khung
cảnh sinh hoạt của anh là học đường hay nhà máy, lĩnh vực nghề nghiệp của anh
là thương gia hay nông dân …. Những người sống trong cùng hoàn cảnh , cùng nghề
nghiệp thường xuyên gặp gỡ và trở nên thân thiết với nhau . Vì tiếp xúc thường xuyên như thế , lời nói hành động của
họ sẽ ảnh hưởng lẫn nhau cách sâu đậm và biến thành đặc tính của cộng đồng ,
không còn tính cách cá nhân nữa . Do đó mỗi tầng lớp có sắc thái riêng biệt của
mình . Học sinh có lối sống , lối phát
biểu riêng khác với thợ thuyền . Trí thức
có ngôn ngữ khác biệt với nông dân . Vì thế người công giáo khi có cùng môi trường
sống , cùng khung cảnh sinh hoạt, hay cùng lĩnh vực nghề nghiệp với người khác
tôn giáo sẽ chịu ảnh hưởng của họ và đồng thời
cũng gây một ảnh hưởng nào đó
trên họ . Người Công giáo không thể nào tách rời khỏi môi trường của mình mà luôn luôn gắn chặt với môi trường cũng như không thể nào ra khỏi thế gian mà luôn sống trong thế gian
. Người Công giáo bất cứ làm nghề gì
cũng phải chung đụng và bất cứ ở
đâu trong hoàn cảnh nào cũng phải tiếp xúc
.
Vì thế
người Công giáo phải có một lối sống hoàn hảo để ảnh hưởng vào môi trường sống
của mình , phải làm sao cho chính môi trường mình sống trở nên tốt đẹp theo
tinh thần của Chúa Kitô . Đó là làm tông đồ cảnh vực .
Chính sắc
lênh Tông đồ Giáo dân số 13 đã nói :” Hoạt đồng tông đồ trong môi trường xã hội
là cố gắng đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần tâm trạng và phong tục , luật
pháp và cơ cấu cộng đoàn nơi mỗi người sống . Đó là bổn phận và trách nhiệm
riêng cuả người giáo dân không ai có thể thay thế họ được cho đúng mức . Trong
địa hạt này người giáo dân có thể làm việc
tông đồ của người cùng cảnh ngộ đối với người cùng cảnh ngộ . Ở đó họ dùng lời
nói để bổ túc cho đời sống làm chứng . Đó là nơi họ có thể giúp đỡ anh em họ một cách hữu hiệu trong việc làm cũng
như trong nghề nghiệp, học hành, nhà ở , giải trí, khu xóm “ .
Tóm lại
làm tông đồ cảnh vực là Kitô hóa
cảnh vực mình sống . Nhiệm vụ này chính là của giáo dân không ai thay thế
được .
II-
TẠI
SAO PHONG TRÀO HTDC LÀ PHONG TRÀO TÔNG ĐỒ CẢNH VỰC ?
Phong
trào HTDC là phong trào tông đồ thiếu nhi : dùng thiếu nhi hoạt động, hoạt động cho thiếu nhi, và dùng phương pháp của
thiếu nhi . Phong trào ”giúp trẻ em LÀM CHỨNG
bên cạnh các trẻ em khác nơi chúng
sống và KITÔ HÓA tất cả cuộc sống giữa
trẻ em với nhau và giúp trẻ em tùy khả năng Ý THỨC những việc chúng làm là HÀNH ĐỘNG CỦA GIÁO HỘI
“ ( theo Tân Thủ Bản ) .
Mỗi thiếu nhi có một cuộc sống riêng
của nó tùy thuộc con người nó và cảnh sống chung quanh .
Nó có
một tuổi, một tính tình riêng biệt : lanh lợi, chậm chạp, nóng nẩy, hiền hòa
,….
Nó sống
trong một gia đình giàu, nghèo hay trung bình, sống trong làng xóm, trong khu
phố , xóm lao động, hay trong nội trú ,….
Nó chịu
ảnh hưởng rất nhiều của thế giới văn minh do những phương tiện truyền thông :
báo chí, truyền thanh , truyền hình , phim ảnh , quảng cáo ,….
Nó
đung chạm với những biến cố gần hay xa về chính trị, kinh tế , xã hội,….
Tất cả
những yếu tố đó tùy ở nền giáo dục sẽ tạo nên những thiếu nhi có sẵn cá biệt .
Cũng
nhờ những yếu tố trên mà những nhóm, những băng thiếu nhi được hình thành . Những
em cùng trường, cùng xóm, cùng được hấp thụ một đường lối giáo dục thường chơi
chung với nhau . Những em con nhà giáu thường kết thân với nhau và những em nhà
nghèo thường lui tới với nhau . Những em cùng lứa tuổi, cùng tâm tính tự nhiên
tìm đến nhau và tạo thành nhóm trẻ . Tóm lại những thiếu nhi họp lại thành nhóm
với nhau bao giờ cũng là những thiếu nhi có chung một đặc điểm nào đó .
“ Vì thế
phong trào chủ trương lúc thực hiện phải quan tâm đến những môi trường xã hội của
thiếu nhi , những cộng đồng sở tại, về văn hóa và tôn giáo mà chúng dự phần “.
” Phong
trào tự đặt mình trong hàng ngũ các phong trào được gọi là TÔNG ĐỒ CẢNH VỰC hoạt động trên bình diện thanh niên và người
trưởng thành bắt đầu đi từ những tiền kiến căn bản giống nhau (HĐTĐTN).
Chính
vì mục đích của phong trào đã nêu trên, và cũng chính vì phong trào quan tâm tới
môi trường thiếu nhi sống mà phong trào đã tự coi mình là một phong trào cảnh vực
hoạt động trên bình diện thiếu nhi . Nghĩa là phong trào nhằm đào tạo thiếu nhi
thành tông đồ cảnh vực , gây ý thức các em biết sống đúng đời sống của người
Công giáo và biết làm gương cho các em
khác trong mội trường em sống .
III-
LÀM
TÔNG ĐỒ CẢNH VỰC NHƯ THẾ NÀO ?
Đọc sắc
lệnh Tông Đồ Giáo Dân số 13 chúng ta có thể thấy ngay câu giái đáp :
“ Người
giáo dân chu toàn sứ mạng này của Hội Thánh trước tiên bằng sống một một đời sống
phù hợp với đức tin , đức tin làm cho họ trở thành ánh sáng soi cho thế gian,
làm chứng bằng cách xử sự lương thiện trong mọi công việc .Sự lương thiện này
có thể làm cho mọi người yêu mến sự chân và sự thiện, và cuối cùng có thể thúc
đẩy họ đi tới được với Chúa Kitô và Hội
Thánh . Làm chứng bằng một tình thương huynh đệ
làm cho họ biết chia sẻ với anh em họ, điều kiện sinh sống và làm việc,
những khổ đau và ước vọng, nhờ đó họ có thể âm thầm và kín đáo hướng dẫn mọi
tâm hồn về với ơn cứu rỗi . Làm chứng bằng cách ý thức trọn vẹn trách nhiệm của
mình trong cuôc xây dựng xã hội, ý thức
đó giúp họ cố gắng chu toàn nhiệm vụ của
mình trong gia đình, trong xã hội, trong nghề nghiệp, với lòng quảng đại của
người Kitô hữu , nhờ đó mà cách hành động của họ thấm nhập dần dần môi trường sinh sống và làm việc
của họ .
Công
việc tông đồ này phải ôm trùm lên tất cả mọi người, bao nhiêu cũng được và
không loại trừ một ích lợi vật chất hay
thiêng liêng nào có thể làm cho họ . Tuy nhiên người tông đồ đích thực không chỉ
bằng lòng với hoạt động ấy , mà còn phải tìm cách bằng lời nói loan báo Chúa Kitô cho những người chung
quanh .Bởi vì một số đông nhân loại chỉ có thể nghe nói đến Tin Mừng và nhận biết Chúa Kitô là nhờ
những giáo dân sống gần họ “ .
Như vậy làm tông đồ cảnh vực chính là :
1/ Sống phù hợp với đức tin giữa mội trường sống :
Người
giáo dân phải sống Đức tin giữa mội trường,
đem Đức tin vào cuộc sống và phản ứng bằng Đức tin trước mọi sự kiện xảy đến
trong đời .
2/ Xử sự lương thiện trong mọi
hành động :
Tại xưởng
thợ, tại công sở,khi giao tiếp……người giáo dân phải có một lương tâm ngay thẳng,
một tâm hồn liêm khiết, chân thực .
3/ Sống tình huynh đệ với mọi người
:
Người giáo dân phải thể hiện sáng chói đức
bác ái giữa mội trường mình sống , phải làm sao để mọi người nhận được một tình
thương chân thực của chúng ta , và phải biết chia sẻ với mọi người
trong mọi nỗi vui buồn và thực trạng cuộc đời .
4/ Ý thức trọn vẹn trách nhiệm xây
dựng xã hội :
Người
giáo dân phải ý thức hơn ai hết trách nhiệm xây dựng xã hội để từ đó biết chu
toàn mọi nghĩa vụ, không trốn tránh bất cứ nghĩa vụ nào . Như thế người giáo dân
phải đem hết tài năng sức lực ra chu toàn trách nhiệm
công cũng như tư .
Chính
cuộc sống như thế sẽ là đèn sáng , là lời thúc đẩy những người khác tìm đến Chúa Ki
tô .Tuy nhiên người tông đồ đích thực không chỉ bằng lòng với lối sống chứng
nhân như thế mà còn phải nói về Đức Ki
tô nữa .
Đó chính là cách thức làm tông đồ cảnh vực
mà thiếu nhi cần thực hiện theo khả năng hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Nghĩa là thiếu
nhi phải sống Đức tin, sống lương thiện,
sống bác ái, chu toàn nghĩa vụ trong môi
trường sống .
Để kết luận, chúng tôi xin nêu ra những băn
khoăn xin các bạn giải đáp để rút ra những
thực hành cho đời huynh trưởng :
·
Chúng ta đã có hành động tông đồ nào trong môi
trường sống chúng ta ?
·
Chúng ta có chú tâm đến việc hướng dẫn các em
HTDC hành động tông đồ trong mội trường
các em không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét