III-
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM HOẠT ĐỘNG
Ở mỗi quốc gia, tùy theo điều kiện tâm lý , các
phương pháp sư phạm hoạt động có giá trị
khác nhau . Tuy nhiên, Phong trào HTDC có 3 hình thức hoạt động căn bản là :
chiến dịch thường niên, những hoạt động và cộng đồng Hùng Dũng .
A)
CHIẾN DỊCH THƯỜNG NIÊN :
1/ Định nghĩa : Chiến dịch
thường niên là một kế hoạch làm việc hữu hiệu trong một thời hạn để đạt một mục
tiêu nào đó . Thường thường các chiến dịch được tổ chức như một trò chơi lớn được
phổ biến trong một địa hạt mà chính các em nắm phần chủ động .
Chiến dịch thường niên là một qui tắc giúp mỗi em tăng trưởng , cải tạo bản thân và tích cực tham gia vào việc biến đổi , cải tạo thế giới trẻ em của chúng, để Chúa Kitô được nhìn nhận, được yêu mến và hiểu biết hơn
2/ Cách tổ chức : ( xem phần
Chiến Dịch Thường Niên)
B)
NHỮNG HOẠT ĐỘNG :
Những hoạt động là những trò chơi có mục đích diễn tả chiến dịch theo đúng những đòi hỏi của thiếu nhi . Những hoạt động
kích thích sự hăng say và thích thú
, căn cứ vào năng khiếu và óc tò mò của trẻ . Những hoạt
động được vẽ ra cho cả năm hay một khoảng
thời gian nhất định của chiến dịch .
1.
Hình thức của những hoạt động :
Hình thức của những hoạt động là các trò chơi . Đối với trẻ , trò chơi rất
quan trọng . Đứa trẻ cần máy động và cần cơ hội phát triển năng khiếu một cách
tự do, trò chơi là dịp giúp trẻ em tự ý
dấn thân .
Trò chơi cần được tổ chức thế nào
để đem lại kết quả tốt cho trẻ ? Những
điều kiện để trò chơi có ích lợi là :
-
Trò chơi được trình bày như một cuộc
mạo hiểm : trẻ em
thích được tìm hiểu về chính cuộc sống của
mình và làm cho cuộc sống trở nên trọn vẹn .
-
Trò chơi được trình bày như một cuộc khám phá tự ý , nghĩa là chỉ tạo cơ hội cho đứa trẻ
tìm tòi và tự ý dấn thân . Trò chơi gợi
lên sự ham thích và những năng khiếu
,cho trẻ dịp máy động .
-
Trò chơi được tổ chức thích hợp với từng lứa tuổi , từng loại sở thích và khả năng trẻ . Đừng bắt hai nhóm trẻ em khác tuổi nhau,
khác trình độ hiểu biết chơi chung một trò chơi .
-
Trò chơi dẫn đến một mục tiêu có tính
giáo dục . Làm thế nào để qua trò chơi, đứa trẻ tìm được
một bài học , một cơ hội để sống bài học đó .
2. Cách trình bày các hoạt động :
Tùy theo phương tiện và hoàn cảnh
địa phương , những hoạt động được tổ chức
một cách linh động . Để phổ biến chiến dịch,
các hoạt động được sắp xếp và trình bày
theo từng giai đoạn và phương cách thích hợp .
Những cách trình bày thông dụng
là : báo chí , bích chương, truyền đơn,
trò chơi, truyền thanh, truyền hình ….. Điều quan trọng là cách trình bày phải
gây được sự chú ý, sự ham thích nơi trẻ em, nghĩa là thật sự là những hoạt động
của trẻ em trong thế giới trẻ em .
3. Những lợi ích của các hoạt động :
Ích lợi sâu xa nhất cần nhắm đến
là giúp trẻ Kitô hóa chính nó và thế giới nó sống . Những ích lợi có thể kể :
·
Trẻ
em mang theo trong mình một lý tưởng, một
tinh thần mới trong những hành vi trong đời sống hằng ngày ( trẻ thành thật,
ngoan ngõan, dễ thuơng hơn) .
·
Trẻ
em khám phá ra thế giới, khám phá được
những giá trị của đời sống và con
người, biết được trật tự Tạo hóa trong công cuộc sáng tạo và góp phần xây dựng
một thế giới, một Giáo hội tốt đẹp theo khả năng của nó .
Tóm lại, những hoạt động ảnh hưởng chậm, nhưng sâu xa tới đời sống trẻ em . Trẻ em được biến cải dần dần tâm trạng, quan niệm về thế giới và cuộc sống . Cuối cùng nhờ hoạt động , trẻ em góp phần xây dựng thế giới mới trong tinh thần Chúa Kitô .
C- NHỮNG CỘNG ĐỒNG HÙNG DŨNG
1.
Cộng đồng Hùng Dũng là gì ? Mục tiêu
:
Cộng đồng Hùng Dũng là những nhóm trẻ em qui tụ quanh một Hữu Trách để được hướng dẫn trong việc tông đồ . Những
trẻ em cùng tuổi, ở cùng khu vực, có cùng một vài sở thích tự ý tìm đến để chơi
và sống với nhau . Người Hữu Trách biến các nhóm này thành những cộng đồng sinh
hoạt theo đường hướng của Phong Trào .
2.
Các sinh hoạt của cộng đồng Hùng Dũng
:
Các sinh hoạt của cộng đồng Hùng Dũng gồm 3 hoạt động
chính :
a)
Trò chơi : Tất cả những trò chơi , bài hát, thủ công ,
các kỹ thuật vui tươi đều có giá trị giáo dục căn bản . Qua những kỹ thuật này
đứa trẻ được mở mang về phương diện bản thân và cộng đồng . Vì thế để đạt đến một mục tiêu nào khoa sư phạm hoạt động cũng dùng trò
chơi để gây sự thích thú và tự ý dấn
thân nơi trẻ em .
b)
Việc làm của trẻ : Những sinh hoạt cộng đồng phải do chính các em tự động tổ chức và
tham gia . Người Hữu Trách chỉ gợi ý , hướng dẫn, khuyến khích và giúp trẻ ý thức
việc làm của nó theo mức độ chúng có thể ý thức . Mỗi đứa trẻ
đều có thể tìm thấy ở cộng đồng một chỗ đứng
riêng thoải mái phù hợp khả năng và sự quảng đại dấn thân của nó .
c)
Mở rộng cửa cộng đồng Hùng Dũng :
Cộng đồng Hùng Dũng đón tiếp tất cả
mọi trẻ em muốn tham gia khi
chúng được mời gọi đến . Cộng đồng Hùng Dũng
cần lưu tâm đên lứa tuỗi, học lực,
mội trường, hoàn cảnh của trẻ em . Sinh hoạt của cộng đồng phải ăn nhịp với đời
sống thiếu nhi để các em thấy thoải mái
( nhất là giờ giấc sinh hoạt ), địa điểm sinh hoạt phải thuận tiện cho các em trong cộng đồng .
Sự tham gia vào cộng đồng Hùng Dũng giúp trẻ em cảm thấy mình là một người của đời sống , của thế giới và của Giáo hội . Với tuổi thiếu nhi, đứa trẻ chưa thể tham dự vào những sinh hoạt rộng lớn của xã hội, cộng đồng Hùng Dũng là một mẫu Giáo Hội thu nhỏ để giúp trẻ em hiểu Giáo Hội hơn .
IV-
KẾT LUẬN :
Để đi đến một cái nhìn
chính xác về khoa sư phạm hoạt động của Phong Trào Hùng Tâm Dũng Chí , chúng ta
có thể tóm tắt các ý tưởng sau :
-
Vì
sứ mạng của Phong trào là làm cho trẻ em được hạnh phúc thực sự và Kitô hóa thế giới trẻ em, đường lối
giáo dục của Phong trào chú trọng đến
hành động của chính trẻ em; các phương pháp để giáo dục là Chiến Dịch Thường Niên
với sự phụ lực của các hoạt động
và tổ chức cộng đồng Hùng Dũng nhằm
gây một sự biến cải thái độ của trẻ em
trong tâm tình tự ý dấn thân .
-
Tất
cả những hoạt động giáo dục đều căn cứ
trên nhu cầu , năng khiếu và khả năng của chính thiếu nhi ; được tổ chức thích
hợp với hoàn cảnh , môi trường và điều kiện của thế giới trẻ em .
Nguyễn
Thị Khiết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét