Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

NHỮNG KHÓA HỌC VỀ NGƯỜI HỮU TRÁCH (2)




(Hùng Tâm Dũng Chí  Gx An Hòa Đà Nẵng (1968 ?) đi cắm trại 


7.     THUẬT TỔ CHỨC TRÒ CHƠI.

              I.                   ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC CỦA TRÒ CHƠI.

Đối với trẻ, chơi là một việc quan trọng. Chơi là sức sống của hội đoàn. Chúng không thể sống mà không chơi được. Một đứa trẻ không chơi được thường đã mắc bệnh.
Trái lại người lớn chúng ta coi chơi là cuộc giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc. Trò chơi giúp cho óc não được khỏe khoắn, để bắt đầu làm việc lại cho có hiệu quả hơn.
Nghĩ như thế rất đúng, nhưng chưa đủ vì chơi không những để sống, để giải trí mà còn để giáo dục nữa.
Các cuộc chơi làm cho thể xác con người được vận động và nở nang điều hòa, được dẻo dai, được cứng rắn (chẳng hạn như những cuộc chơi: đuổi bắt, giành banh, đá bóng…).
Nó giúp cho trí tuệ mở mang, não phát triển quan sát nhanh nhẹn, sự chú ý bền bĩ như trò chơi đố chữ, tìm đồ vật… Nó cũng mở mang đức tính tốt đẹp như bác ái, hy sinh, can đảm, thành thật, vị tha vâng lời… giải thích ý nghĩa và ích lợi.

II.                TỔ CHỨC CUỘC CHƠI.

Trước khi chơi phải chọn chỗ, trò chơi và trọng tài.
-         Chỗ chơi thường nên chọn chỗ rộng, bằng phẳng, thoáng khí, trống trải.
-         Trò chơi tùy tình hình, sở thích, sức khỏe, hạng tuổi và nơi chỗ. Điều cần nhất là một khi đã chọn trò chơi nào thì phải giải thích cho trẻ biết rõ mục đích và ích lợi của nó để trẻ phấn khởi hăng hái hơn.
Tất cả trò chơi đều có tính cách giáo dục. Nhưng mỗi thứ đều có ích lợi riêng biệt của nó. Chẳng hạn như đá bóng thì có ích cho cơ thể nhiều hơn tâm trí. Đố chữ: giúp cho trí óc mở mang hơn thể xác. Trò chơi tập thể tạo nhiều đức tính hơn trò chơi cá nhân.
Vì thế nên khi chọn trò chơi chúng ta nên biết rõ trò chơi nào có ích lợi về phương diện nào hơn để thích nghi với nhu cầu của trẻ.
Trong khi trẻ chơi người điều khiển phải có mặt ở đó để một đàng khuyến khích, cổ võ, khen ngợi, đàng khác cũng để quan sát tìm hiểu tình hình của trẻ. Vì khi tổ chức chơi là để xem xét tình hình của các em mà giáo dục.
Sau khi chơi xong cần phải phê bình ưu khuyết điểm để sửa chữa hoặc khen thưởng.
Phê bình có 3 mục đích:
1.      Tự phê để sửa chữa những lỗi phạm của chính mình.
2.      Nếu chơi thua cũng vẫn vui vẻ, vì đã chơi tử tế, giữ đúng kỷ luật và nhất là vì thấy anh chị em đối phương hơn ta nhờ có tài lực và cố gắng của họ.
3.      Dốc lòng lần sau sẽ cố gắng thêm lên sẽ giữ đúng kỷ luật và tìm phương pháp hiệu nghiệm để thắng.


8.     THUẬT TẬP CA VŨ.

Ca vũ là một cuộc giải trí lành mạnh, nó còn là phương thế giáo dục hiệu nghiệm.
Những bài ca, những điệu vũ chọn lựa kỷ lưỡng và tập rèn cẩn thận sẽ làm cho tâm hồn trẻ được phấn khởi mạnh mẽ, được thêm hăng hái nghị lực. Ngoài ra còn giúp trẻ tập rèn thể xác và tinh thần. Thể xác thêm uyển chuyển, dẻo dai. Tinh thần được vui tươi hăng hái… Nó cũng giúp trẻ đào luyện nhân đức tính tốt đẹp.
Nhưng muốn thu được kết quả tốt đẹp ta cần phải chọn lọc các bài hát có điệu vũ, đồng thời ta phải thông thạo cách tập. Nên chọn các bài có ý nghĩa cao đẹp và có tính cách giáo dục trẻ.
Chọn xong đến việc tập cho trẻ hát, nên bắt đầu tập từng câu. Trẻ đã thuộc câu thứ nhất, mới tập câu thứ hai. Và cứ tiếp tục như thế cho đến hết bài.
Phải cẩn thận ngay từ bước đầu. Nghĩa là khi bắt đầu tập phải cho trẻ hát đúng nhịp, nếu sai thì sau sẽ khó sửa. Trong lúc trẻ hát đừng để trẻ la lớn tiếng.
Cách tập ca vũ:
1.      Người tập vũ phải thuộc bài nhạc và vũ điệu trước.
2.      Tập bài hát trước cho đúng nhịp.
3.      Tập vũ điệu riêng cho từng em theo mỗi phần và mỗi câu nhạc.
4.      Sau hết tập trọn bài chung cho các em, nhất là cách bắt đầu. Cách nhảy cho đúng nhịp mạnh nhẹ và cách kết thúc.
Nghệ thuật vũ rất bao la, ở đây nói đại khái một ít nguyên tắc phổ thông. Tùy sáng kiến các hữu trách có thể chế biến những điệu vũ khác hay hơn.



9.     THUẬT CẮM TRẠI.

Cắm trại là một cuộc giải trí lành mạnh thích thú, đưa các em vào đời sống thiên nhiên và tập cho các em biết tháo vác, thi thố tài năng qua tinh thần sống đồng đội.
Vì vậy muốn tổ chức một cuộc cắm trại người hữu trách cần phải biết những điều sau đây:
1- Trước khi đi trại người hữu trách phải đi tham quan đất trại trước. Nơi cắm trại cảnh thiên nhiên mát mẽ, có bãi rộng để sinh hoạt, gần nước uống trong lành.
2- Xin phép các cấp (chính quyền, giáo quyền, phụ huynh) nơi ở, nơi đến.
3- Thông báo cho đoàn sinh biết rõ ngày giờ, dụng cụ mang theo:
     - Đồ dùng cá nhân (chén, đũa, quần áo, chăn màn, ẩm thực).
     - Đồ tập thể (lều, cọc, dây, soong nồi, thùng đựng nước, hộp cứu thương…)
4- Phân chia trách nhiệm các ban:
     - Ban đời sống (ẩm thực)
     - Ban dời trại, cổng trại, lều.
     - Ban sinh hoạt (chương trình, điều hành).
     - Ban lửa trại.
     - Ban kỷ luật, thi đua.
5- Bế mạc trại, thường kết thúc một trò chơi lớn và khuyến khích, dạy bảo khen thưởng cá nhân, đồng đội khá nhất.
6- Dọn vệ sinh đất trại.
7- Cám ơn và chào hỏi chia tay những ân nhân giúp đỡ cuộc trại.


10.      LỬA TRẠI.

Lửa trại là tổ chức kịch ngắn (không có màn, ở ngoài trời, quanh một đống lửa, khi đi đóng lại tổ chức, nên gọi là lửa trại.

TỔ CHỨC LỬA TRẠI.

A. Trước lửa trại:
1. Chọn nơi trình bày cho thuận tiện.
2. Chọn lựa kịch và thảo chương trình (nên góp ý kiến nhiều người).
3. Phân công cho các đội viên:
    - Ban diễn kịch: lo thảo luận tập kịch và tự hóa trang lấy.
    - Ban giữ lửa: lo tìm củi và canh lửa khi chơi.
    - Ban trật tự: lo bố trí chỗ diễn kịch, làm ranh giới chỗ đốt lửa, chỗ diễn kịch, giữ cho khán giả được im lặng và trật tự trong cách đứng ngồi.
4. Tập những bài hát cần thiết (về lửa trại).
5. Phát chương trình và mời khán giả khi giờ diễn kịch sắp đến.
6. Tìm một chỗ kín ngay bên cạnh sân trại để các diễn viên có chỗ để hóa trang.
            B. Giờ lửa trại:
                        1. Khai mạc lửa trại bằng một bài nhảy lửa.
                        2. Những đoàn viên không có phận sự ngồi quanh phía trong sân khấu.
                        3. Sau mỗi vở, nên hát băng, hô reo luân khúc hoặc bài hát thích hợp do các đoàn viên ngồi quanh lửa hát (reo la cho náo nhiệt).
                        4. Người giới thiệu (quản trò) phải giới thiệu từng vở trò một, và lựa những câu nói thật khéo léo và thật có duyên, nếu cần cũng nên khôi hài.
                        5. Diễn viên phải luôn đứng diễn trên gió (không có khói) cũng là phía dành riêng cho khán giả danh dự.
                        6. Về thứ tự của các cuộc chơi nên để dành những cái hay ở sau; đồng thời cũng có thể liệu thay đổi môn chơi khi thấy lạnh nhạt. Có thể dùng những kịch ngắn, vui, hài, giáo dục, ảo thuật, vũ,nhạc cảnh, trò chơi.
                        7. Mỗi cuộc chơi không nên kéo dài, cả chương trình cũng thế vì sẽ làm mất hay thêm nhàm chán.
            C. Sau lửa trại:
                        1. Tuyên bố cuộc chơi bế mạc, cám ơn.
                        2. Hát bài tàn lửa, hoặc cùng nhau hát kinh tối trước khi đi ngũ.
                        3. Thu nhặt dụng cụ, tắt lửa, yên lặng đi nghỉ.
                        4. Ngày hôm sau cùng nhau phê bình lại đêm lửa trại vừa qua để rút kinh nghiệm.

                                                                          (còn tiếp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét