Lễ Bao đồng ở Gx An Hòa cũ (196?) ??
11. THUẬT QUỞ PHẠT.
Thường thì chúng ta
khen thưởng trẻ nhưng lắm lúc ta cũng phải khiển trách và sửa phạt chúng.
I.
KHIỂN
TRÁCH.
Ta cần có mức độ
trong khi khiển trách rầy quở trẻ. Những lời rầy quở quá nặng nề với mục đích
“đánh mạnh” vào tâm trí trẻ để giúp chúng đừng tái phạm, những lỗi lầm rất tai
hại: nó sẽ làm cớ cho trẻ tưởng lầm một lỗi nhỏ là một trọng tội, hoặc nếu trẻ
đã biết cân nhắc: chúng sẽ cho rằng ta quá gắt gao.
Nếu thấy trẻ nào lầm
lỗi, ta nên cho đó là một việc vô tình, rủi ro, chớ không phải là cố ý. Và vì
chúng đã vô tình phạm lỗi thì chắc chúng sẽ không còn tái phạm nữa. Nếu trẻ
thấy ta đối xử với chúng như thế, chúng sẽ ra sức sửa chữa lỗi lầm và cố gắng
sống tử tế hơn. Chúng sẽ tự nhủ: “Cấp trên đã cho rằng mình lầm lỗi vì rủi ro
và tin mình ngoan ngoản tử tế thì mình phải lo sửa mình và cố gắng sống xứng
đáng với lòng tin tưởng đó…”.
Muốn khiển trách trẻ
nào, ta nên tìm dịp thuận tiện, đừng gặp đâu rầy đó, gặp đâu quở đó. Làm như
thế trẻ coi thường lời nói của ta và rất có thể đôi khi chúng sẽ chống cưỡng
lại ta.
Tốt nhất ta nên rầy
quở từng em một, nói cho nó biết rõ lỗi gì, lỗi đó có hại gì cho nó và cho đoàn
thể, nó có thể sửa bằng cách nào, nếu nó sửa được có lợi gì… Và sau mỗi lần
khiển trách như thế, ta nên nhớ kết luậnmột vài lời khuyến khích và tỏ ra ta
tin tưởng nó. Thí dụ ta nói: “Tôi biết em đã nhìn nhận và đã ăn năn về lỗi của
em. Tôi tin chắc em sẽ sửa mình và sẽ ra sức sống tử tế hơn”.
Nếu cần rầy quở chung
một nhóm trẻ, ta cũng phải biết hết sức thu bớt số trẻ đáng bị ta rầy. Vì nếu
ta cho rằng tất cả chúng đã phạm lỗi thì chúng sẽ không lo sửa mình, vì chúng
thấy đứa nào cũng lỗi hết. Trái lại nếu cho chúng biết chỉ có một số rất ít trong
chúng đã lầm lỗi thì đứa nào xét mình thấy có lỗi chúng sẽ lo sửa chữa, vì
chúng tin chắc chỉ có chúng làm lỗi, còn phần đông em nào cũng tử tế hết. Ta
nên nói với chúng: Hầu hết các em đều cố gắng làm việc là giữ luật. Chỉ còn một
số rất ít bê trễ, lười biếng thì phải ra sức sửa mình, ra sức làm việc và giữ
luật cho tử tế….
Đừng bao giờ cho rằng
tất cả nhóm trẻ đã phản loạn ta, chống cưỡng ta. Chẳng hạn như ta nói với
chúng: “Hôm nay hết thảy các em đều muốn chống đối tôi. Tôi bảo gì các em cũng
không chịu nghe. Thật là các em mất dạy”. Làm như thế tức là chúng ta vô tình
“nối giáo cho giặc”. Chúng sẽ “đặng nước” mà phá rối ta, vì chúng thấy có cả
một đạo binh hùng mạnh để bảo vệ chúng.
Ta cũng không nên rầy
quở trẻ trong nhà thờ, trong nhà nguyện hay trong giờ đọc kinh cầu nguyện, nhất
là khi đó ta la ó lớn tiếng. Trong những trường hợp như thế, nếu muốn khiển
trách điều chi, ta hãy dùng những cử chỉ kín đáo, chẳng hạn như một cái liếc
mắt, một cái vẫy tay, một gương mặt buồn của ta…
Muốn khiển trách một em
nào đang chạy, ta đừng “cong giò” rượt theo nó, vì rất có thể xãy ra nhiều điều
bất lợi và làm trò cười cho kẻ khác. Ta hãy gọi nó lại hoặc nếu gọi không được
thì hãy nhờ người khác dẫn nó đến với ta.
Ta không nên rầy quở
trẻ trong lúc “cơn xung thiên đang đùng nổi dậy” trong người ta. Trong những
lúc đó, lối quở trách của ta thường không được nhã nhặn vì ta đã mất tự chủ.
Hãy đợi cho cơn “lôi đình” lắng xuống rồi muốn rầy thì rầy, quở chi thì quở.
Hơn nữa ta phải tỏ ra
cho trẻ biết ta rầy chúng không phải vì ta giận chúng, ghét chúng hay thù
chúng, mà chính là muốn giúp chúng trở nên tốt lành tử tế hơn. Ta hãy làm cách
nào cho chúng thấy mỗi lần ta phải rầy quở hay khiển trách chúng điều gì là ta
làm một việc hết sức bất đắc dĩ. Ta không muốn rầy chúng chút nào, ta lấy làm
đau đớn mà quở trách chúng.
Khi thấy trẻ lầm lỗi,
ta chớ bỏ qua, ta phải sửa ngay và khi rầy quở, ta hết sức nhã nhặn hiền lành.
Ta nói cách êm dịu, thong thả, chớ không quát mắng ầm ỉ như những cơn sét đánh
long trời hay dùng những lời chua chát nặng nề.
Đừng mỗi chút mỗi
rầy, mỗi chút quở trách làm cho trẻ điên đầu bể óc không còn dám làm, dám nói
gì nữa, vì làm gì cũng bị la, nói gì cũng bị mắng, thì chúng chỉ còn có cách
“bó tay” đầu hàng. Trẻ đã bực mình thì trở nên chán ghét ta và có thái độ phản
đối ta, ta sẽ thất bại về sự giáo dục.
Ta đã khiển trách
nhưng trẻ nào mà thấy chúng ăn năn sửa mình thì ta phải tha thứ cho chúng ngay.
Không nên để bụng mà in trí xấu cho chúng mãi. Vì nếu trẻ nào bị ta in trí xấu,
nó sẽ không còn muốn cố gắng mà sửa mình, cố gắng mà tiến tới nữa. Nó nói rằng:
“Mình đã bị in trí xấu thì mình có sửa mình cũng vô ích”.
II.
SỬA
PHẠT.
Có những trẻ lầm lỗi
mà ta đã tìm hết cách để khuyên lơn, khiển trách, rầy quở mà chúng cũng không
sửa mình, nên buộc lòng chúng ta phải dùng những hình phạt để sửa trị chúng.
Nhưng điều trước tiên ta nên nhớ “đừng bao giờ đánh đập chúng. Nếu chúng không
vâng lời ta, không chịu sửa mình đó cũng là một phần lỗi về ta: ta chưa hết sức
chịu khó chỉ dạy cho chúng. Ta chưa biết cách giáo dục, để làm cho chúng hiểu
sự lầm lỗi của chúng.
Ta không nên phạt các
em giữa đường, hình phạt đó rất sĩ nhục và vô hiệu quả, có khi tác hại đến ta.
Vì trẻ sẽ có sự căm tức và có hành động xấu đối với ta.
Trước khi phạt trẻ, ta
hãy xét kỹ lại xem chúng có lỗi thật không. Nếu chúng có lỗi thật thì mới nên
phạt chúng. Vì có khi chúng bị ta hiểu lầm hay bị kẻ khác cáo gian. Trẻ bị lỗi
lầm lần đầu ta không nên phạt chúng, ta hãy để có thời gian chúng sửa mình.
Nói tóm lại trước khi
ta rầy quở hay sửa phạt trẻ nào, ta phải hết sức thận trọng dè dặt, phải cân
nhắc lỗi lầm của nó và giải thích rõ sự lỗi lầm của nó và làm cho nó hiểu sự
lầm lỗi của nó. Nó tự nhìn nhận lỗi lầm và sẵn sàng nhận hình phạt để sửa mình.
Vô tình một lời khiển
trách, một hình phạt bất công sẽ làm trẻ phẩn uất và mất tinh thần. Điều đó rất
có hại cho công trình giáo huấn của chúng ta.
12. THUẬT KHEN THƯỞNG.
Trẻ rất thích được kẻ
khác khen thưởng. Sự khen thưởng giúp chúng nhận biết chúng đang ở trong đàng
ngay nẻo chính và thúc giục chúng tiến bước mạnh mẽ hăng hái hơn.
Muốn thành công trong
việc giáo dục trẻ, ta năng khuyến khích và khen thưởng trẻ. Trẻ cũng có lắm
khuyết điểm lỗi lầm. Nhưng ta nên chú ý đến thiện chí và khuynh hướng tốt hơn
là để tâm đến những thiếu sót của chúng. Chúng có tâm sửa mình thì ta nên tha
thứ và khen thưởng chúng để chúng cố gắng tiến lên.
Nhưng ta cũng không
nên khen thưởng hoài mỗi cái mỗi khen, làm như thế nó sẽ trở nên thường đi và
cái khen của ta vô ích. Ta luôn luôn thận trọng lúc khen thưởng.
13. THUẬT TỔ CHỨC.
Giáo dục trẻ em không
những chỉ lo dạy dỗ điều khiển, mà còn lãnh đạo phong trào dành riêng cho trẻ
nửa.
Nói đến lãnh đạo
phong trào, tự nhiên phải nghĩ ngay đến chỗ khuếch trương phong trào làm cho nó
mỗi ngày thêm sâu rộng hơn. Muốn được như vậy, ngoài năng lực lãnh đạo ra, nhà
giáo dục còn cần phải rành về công tác tổ chức nữa.
A.
TỔ
CHỨC LÀ GÌ?
Bất cứ làm việc gì,
lớn hay nhỏ, luôn luôn nghỉ đến việc sắp đặt cho thứ tự. Việc sắp đặt ấy là tổ
chức vậy:
-
Tổ
là sợi tơ, có nghĩa là nối liền.
-
Chức
là dệt thành.
Vậy tổ chức là gom
góp, chắp liền lại những sợi tơ rời rạc để dệt thành một tấm lụa bền chắc.
Suy rộng ra, tổ chức
là tập trung tất cả nguyên liệu, dụng cụ cần thiết, nghiên cứu và ấn định một
chương trình hợp lý để từ đó có thể xây dựng nên một cái gì.
B.
CẦN
THIẾT VÀ ÍCH LỢI CỦA TỔ CHỨC.
Muốn cất nhà ta không
thể khởi đầu bằng cách dựng cây cột, kèo trong khi chưa biết phải cất cái nhà
bao lớn, kiểu mẫu ra sao và vật dụng cần phải có những cái gì. Như vậy là làm
việc vô tổ chức, là đặt cái cày đi trước con trâu nhất định không bao giờ thành
công.
Vậy tổ chức là yếu tố
căn bản của thành công, nó đem cho ta nhiều cái lợi như:
1-Thứ tự: Việc làm có
tổ chức tự nhiên có thứ tự. Cái gì cần trước làm trước. Cái gì cần làm sau thì
làm sau. Có thể tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
2-Thấy trước cái khó:
Trong khi cứu xét chương trình, ta mới thấy rõ những trở lực do công việc gây
ra mà ấn định phương pháp đề phòng, để khi vào việc ta phải vững lòng và bình
tỉnh, không hoảng hốt, không cuống quít như người làm việc mơ hồ. Thống nhất ý
chí hành động: Việc làm đạ được nghiên cứu kỹ lưỡng, phương pháp đã được ấn
định rõ ràng, mọi việc đã được xếp đặt thứ tự thì lời nói đi đôi với việc làm,
không còn mâu thuẫn nhau nửa. Sự thống nhất sẽ tăng uy tín cho người cán bộ trước
quần chúng, cũng như trước người giúp việc mình.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ
CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC.
1-Sát
với thực tế: Việc tổ chức phải thích hợp với điều kiện địa phương, trình độ
tinh thần và đời sống vật chất của trẻ, nhất là hợp với hoàn cảnh.
2-Hợp
lý: Cần phân tách kỹ lưỡng, nên làm gì, bỏ gì, và làm cách nào cho mau đạt tới
mục đích.
3-Co
dãn: Tùy theo hoàn cảnh mà thay đổi cho thích hợp.
Đứng
trên 3 nguyên tắc này của phương pháp ta mới ấn định được chương trình. Mà
chương trình phải:
a.
Rõ
ràng và đầy đủ: làm cho ta không mất thì giờ, và đở tốn kém.
b.
Giản
dị: không có những khoảng rườm ra, vô ích, tối nghĩa. Rõ ràng, đầy đủ những mục
cần thiết làm cho việc thi hành được dễ dàng.
Làm việc có tổ chức
thâu được những kết quả mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét