Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

NHỮNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐÃ CÓ TỪ 500 NĂM TRƯỚC


Pieter Bruegel the Elder là một họa sĩ cực kỳ tài năng vào thế kỷ 16. Họa sĩ người Hà Lan đã để lại cho nhân loại rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, và một trong số đó là bức tranh "Children's Games" – Trò chơi trẻ em vào năm 1560.
Bức tranh được giới chuyên môn đánh giá là một kiệt tác của trường phái Phục Hưng tại vùng Flemish (Hà Lan). Bức tranh có tới 200 trẻ em, từ những đứa trẻ mới biết bò tới lũ choai choai mới lớn, thể hiện tới hơn 100 trò chơi dân gian quen thuộc vào thời kỳ đó. Những trò chơi có thể không có tên, nhưng hầu như đứa trẻ nào cũng đã từng trải qua.
Bạn có nhìn ra được các trò chơi trong bức tranh này không?
Bạn có nhìn ra được các trò chơi trong bức tranh này không?
Tất nhiên, nhiều trò chơi đã bị mai một theo thời gian, nhưng phần lớn vẫn rất phổ biến đến tận ngày hôm nay. Và để khám phá hết được bức tranh này, bạn có thể sẽ phải tốn hàng giờ đồng hồ. Nhưng trang Bright side đã rút ngắn nó khi chia bức tranh thành 15 phần, thể hiện 15 trò chơi dân gian phổ biến nhất.
Bạn biết được bao nhiêu trò trong số này?
Bạn biết được bao nhiêu trò trong số này?

1. "Cô rê chú dẩu"

Trò chơi này chắc chắn rất quen thuộc với thế hệ 8x đúng không?
Trò chơi này chắc chắn rất quen thuộc với thế hệ 8x đúng không?
Hồi bé, nếu chưa từng một lần thử đóng vai cô dâu, chú rể thì bạn quả là có một tuổi thơ êm đềm quá mức rồi đó. Và thực ra dù không có mốc thời gian cụ thể, nhưng ít nhất chúng ta cũng biết được rằng trò chơi này đã có từ trước thế kỷ 16.

2. Cưỡi ngựa hàng rào

Cưỡi ngựa hàng rào.
Trẻ con thành phố thường thay hàng rào bằng thanh cầu thang, nhưng tựu chung, trò giả cưỡi ngựa ngày này cũng không có gì khác biệt so với thời điểm làm nên bức tranh này.

3. Kéo co trên lưng ngựa

Kéo co trên lưng ngựa.
Đoạn tranh thứ 3 mô tả một trò chơi khá phổ biến ở nước ngoài: kéo co trên lưng ngựa. Có điều, ngựa ở đây là do người đóng giả.
2 "kỵ sĩ" sẽ leo lên lưng ngựa, lồng tay vào cùng một đoạn dây rồi vận sức mà kéo xem ai ngã trước.

4. Nhảy cừu

Nhảy cừu.
Trò này kinh điển rồi đúng không? Cách chơi cũng đơn giản thôi: một người cúi xuống làm cừu, người còn lại nhảy qua. Mỗi lần nhảy sẽ tăng thêm một nấc độ cao, và nếu không vượt qua được thì đổi phiên.

5. "Tôi chọn ai"

Bức tranh này có đến 3 trò chơi lận.
Bức tranh này có đến 3 trò chơi lận.
Bức tranh này có đến 3 trò chơi lận. Ở góc trái, những bé gái đang xoay chiếc váy xòe của mình. Góc trên bên phải: 2 cậu bé đang chơi bóng ném.
Và cuối cùng ở góc dưới bên phải là trò chơi "Tôi chọn ai" – cô bé đang chọn "con" bè bạn đóng giả bên dưới lớp chăn. Tất nhiên, chọn đúng ai phải đoán đúng tên người đó, nếu không sẽ thua cuộc.

6. Tạm đặt tên là "Đánh vòng" nhé

Trò chơi này không có tên, chỉ là một cách để thỏa mãn trí tò mò của trẻ con.
Ở đằng trước là trò chơi đánh vòng – thi xem ai đánh được vòng đi xa nhất. Còn đằng sau một cô bé đang hét vào trong thùng gỗ. Trò chơi này không có tên, chỉ là một cách để thỏa mãn trí tò mò của trẻ con.

7. Ném mũ qua 2 chân

Trò này có vẻ không được nhiều người biết tại Việt Nam.
Trò này có vẻ không được nhiều người biết tại Việt Nam.
Trò này có vẻ không được nhiều người biết tại Việt Nam. Nhưng tại các vùng nông thôn tại nước ngoài thì khá là phổ biến.
Để chơi, một người sẽ dạng chân, còn hai người tiếp sẽ thò tay qua 2 chân và ném mũ. Mũ ai xa hơn, người đó thắng.

8. Đuổi bắt

Đuổi bắt.

9. Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây.
Thực ra không phải đâu, nhưng cũng là một phiên bản khác của trò chơi này.
"Rồng rắn lên mây, có cây xúc xắc, có nhà hiển minh, thầy thuốc có nhà hay không" – câu đồng dao này chắc nhiều người vẫn còn nhớ nhỉ?

10. Cưỡi thùng gỗ

Cưỡi thùng gỗ.
Thi xem ai là người trụ lâu nhất trên chiếc thùng này.

11. "Cưỡi ngựa"

Cưỡi ngựa.
Bên trái, cậu bé đang chơi cưỡi ngựa. Còn bên phải là chương trình "đàn ca sáo nhị" của tuổi thơ.

12. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê

13. Giả làm hiệp sĩ

Giả làm hiệp sĩ.
Giống như trò đánh trận giả của Việt Nam.

14. Trò chơi tổng hợp

Trò chơi tổng hợp
Góc bên trái: những người thi xem ai cõng nhau được lâu hơn.
Góc phải: thi xem ai giữ cột lâu hơn.
Phía trên: giữ thăng bằng que gỗ bằng một ngón tay.

15. "Xem gió bay chiều nào"

Một trò nghịch ngợm của trẻ con.
Một trò nghịch ngợm của trẻ con. Chỉ cần buộc dải lụa hoặc giấy vào đầu que, ta có một trò chơi giống y như môn thể dục dụng cụ ngày nay.
Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét